BA QUẢ TẠ KÉO GIÁ CAO SU ĐI XUỐNG

BA QUẢ TẠ KÉO GIÁ CAO SU ĐI XUỐNG

BA QUẢ TẠ KÉO GIÁ CAO SU ĐI XUỐNG

Giá dầu thô, dịch COVID-19 và doanh số xe hơi: Ba quả tạ kéo giá cao su đi xuống. 

DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG SƠN VIỆT NAM 2018 TĂNG MẠNH THEO NHU CẦU XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NHỰA DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG 12-15%
THỊ PHẦN XUẤT KHẨU CAO SU SANG TRUNG QUỐC CỦA VIỆT NAM GIẢM MẠNH
NGÀNH SƠN VÀ MỰC IN CÓ MỨC TĂNG TRƯỞNG NHANH
SẮP CÓ SÀN GIAO DỊCH NHỰA

Vốn đã lao dốc thời gian gần đây vì dịch virus corona (COVID-19) cũng như do sự đi xuống của ngành chế tạo xe hơi thế giới, giá cao su hôm nay còn chịu thêm áp lực khi giá dầu quay đầu giảm đến 30% ngay đầu phiên.

Quả tạ thứ nhất: Giá dầu thô giảm mạnh

Sau khi giá dầu thô thế giới lao dốc 30% ngay đầu phiên 9/3, giá vàng, thị trường chứng khoán, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và giá cao su đều đồng loạt biến động dữ dội.

Trong khi giá vàng phá ngưỡng 1.700 USD/ounce, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn 10 năm cũng phá vỡ mức đáy lịch sử.

Theo ghi nhận trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Tokyo (TOCOM) vào lúc 11h45 (giờ Việt Nam), giá cao su giao tháng 3 và giao sau vào các tháng 4, 5, 6, 7 và 8 đều đồng loạt giảm với biên độ 10 - 11%.

Gía dầu thô giảm mạnh

Giá cao su trên sàn TOCOM giảm 10,3 - 11,3% vào lúc 11h45 giờ Việt Nam

(Ảnh chụp màn hình)

Giá cao su thiên nhiên thường gắn liền với giá cao su nhân tạo được sản xuất từ lọc hóa dầu. Do đó, giá dầu thô lao dốc đến đâu thì kéo giá cao su nhân tạo xuống theo, từ đó giá cao su thiên nhiên cũng tuột dốc theo.

Nguyên nhân cho giá dầu thô lao dốc 30% ngay đầu phiên 9/3 đến từ sự đổ vỡ trong đàm phán giữa OPEC và Nga. Trong khi OPEC đề nghị giảm sản lượng thêm 1,5 triệu thùng/ngày để hỗ trợ giá dầu trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu suy yếu do dịch COVID-19, Nga lại không đồng ý với đề xuất trên.

Gía cao su

Giá cao su chịu ảnh hưởng từ ba yếu tố: giá dầu thô, dịch COVID-19 và sự đi xuống của ngành chế tạo xe hơi. (Ảnh: Getty Images)

Doanh số xe hơi và dịch COVID-19: Hai quạ tạ còn lại

Nikkei Asian Review nhận định các biến động trên thị trường cao su thời gian gần đây cũng xuất phát từ dịch COVID-19 và sự đi xuống của ngành chế tạo xe hơi toàn cầu.

Chỉ vài ngày trước (cụ thể là hôm 5/3), giá cao su giao tháng 3 trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Ấn Độ đã chạm mức đáy một tháng là 13.165 rupee/100 kg (tương đương 182 yen/kg).

Trong khi trên TOCOM, giá cao su giao sau đã kết phiên hôm 5/3 trong sắc đỏ vì số ca dương tính với virus corona tăng lên bên ngoài Trung Quốc đại lục, gây ra lo ngại về nhu cầu cao su, theo Cogencis.

Trung Quốc - thị trường xe hơi lớn nhất thế giới, là một mắt xích quan trọng có thể lí giải tại sao sự đi xuống của ngành chế tạo xe hơi cũng kéo giá cao su giảm.

Trung Quốc chiếm khoảng 40% lượng tiêu thụ cao su tự nhiên trên toàn cầu, mà chủ yếu là dùng để sản xuất lốp xe. Thị trường tỉ dân là nơi tập trung nhiều hãng xe lớn, trong đó có tập đoàn xe hơi hàng đầu nước Mỹ General Motors.

Tuy nhiên, doanh số bán xe hơi trên toàn cầu đã ì ạch một thời gian nên nhu cầu của các hãng chế tạo xe hơi do đó cũng giảm theo. Đáng chú ý, là thị trường xe hơi lớn nhất thế giới nhưng doanh số bán xe của Trung Quốc đã giảm 92% trong nửa đầu tháng 2 năm nay.

Đồng thời, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp sau kì nghỉ Tết Nguyên đán, các hãng chế tạo ô tô tại Trung Quốc còn gặp phải khó khăn trong việc khôi phục hoạt động sản xuất, khi mà người lao động bị kẹt ở quê nhà và chuỗi cung ứng bị đứt đoạn vì các lệnh hạn chế di chuyển.

Nhiều hãng xe lớn của Nhật Bản và Hàn Quốc như Honda Motors, Hyundai Motors,... cũng chật vật trở lại sản xuất, khiến nhu cầu lốp xe nhìn chung đi xuống, từ đó kéo giá cao su giảm.

>>> Xem ngay các loại hóa chất công nghiệp tốt nhất <<<

Mảng sáng trong bức tranh tối màu

Dù vậy, tờ The Borneo Post cho hay dịch COVID-19 lại mang đến lợi ích bất ngờ cho các sản phẩm từ cao su khác, chẳng hạn như găng tay và vật tư y tế.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương Việt Nam), Tập đoàn Sri-Trang Agro-Industry của Thái Lan và các nhà sản xuất găng tay cao su tại Malaysia đang tăng cừờng sản xuất để đáp ứng nhu cầu tại Trung Quốc. 

Nhu cầu găng tay cao su dự báo sẽ tăng khoảng 25% trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhu cầu cao su cho ngành sản xuất găng tay khó có thể bù đắp cho nhu cầu giảm từ ngành sản xuất lốp xe ô tô.

Ngân hàng Affin Hwang Investment Bank (hay AffinHwang Capital) có trụ sở tại Malaysia dự đoán ngành cao su nước này sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2020 vì họ tin rằng ngành này sẽ hưởng lợi từ nhu cầu cao su tăng cao do dịch COVID-19 và đồng ringgit yếu hơn đồng USD.

Một số quốc gia trồng cao su lớn được dự báo nguồn cung giảm trong khi ngành sản xuất ô tô ở Ấn Độ phục hồi. Giới chuyên gia cho rằng đây là những yếu tố phần nào giúp hỗ trợ giá cao su trong thời gian tới.

Cụ thể , Cục Xuất khẩu cho biết theo Cơ quan Quản lý Cao su của Thái Lan (Rubber Authority of Thailand), thời tiết hạn hán diễn ra tại nước này. Kèm theo đó, bệnh nấm lá vẫn đang hoành hành tại Indonesia và Malaysia sẽ khiến nguồn cung cao su năm 2020 giảm.

Theo một số chuyên gia tại hãng Sara Traders tại thành phố Kottaya, bang Kerala, Ấn Độ, nguồn cung cao su tại Ấn Độ tương đối thấp so với mọi năm do điều kiện thời tiết tại vùng nguyên liệu Kerala không thuận lợi. 

Thông thường, mùa thu hoạch mủ cao su diễn ra từ tháng 10 đến tháng 3 sang năm. Tuy nhiên, mùa lấy mủ cao su niên vụ 2019 - 2020 kết thúc vào tháng 2/2020, do thời tiết nắng nóng kéo dài. 

Trong khi nhập khẩu cao su của Ấn Độ cũng giảm, khiến nguồn cung cao su nội địa gặp khó khăn. Theo một số nhà phân tích tại J K Tyres, ngành sản xuất lốp ô tô của Ấn Độ đang thiếu nguồn cung cao su tự nhiên, khi mà ngành sản xuất ô tô đang có dấu hiệu phục hồi.

--- Theo vietnambiz.vn ngày 09/03/2020 -----

>> Liên  hệnhận tư vấn kỹ thuật trong quá trình thi công sản phẩm <<

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Ban Biên tập Mega Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng,

P.Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.

Email: contact@megavietnam.vn

Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098

Website: megavietnam.vn

Hotline: 1800.577.728; Zalo: 0971.023.523