CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LƯU HÓA CAO SU

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LƯU HÓA CAO SU

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH LƯU HÓA CAO SU

Lưu hóa là quá trình liên kết ngang các đại phân tử mạch thẳng của hợp chất cao su dưới một nhiệt độ, thời gian và áp suất nhất định để tạo thành cấu trúc mạng ba chiều, thường được sử dụng lưu huỳnh để khâu mạch

CHẤT PHÒNG LÃO CAO SU TMQ
QUY TRÌNH TÁI CHẾ CAO SU TỪ LỐP XE PHẾ THẢI
MỘT SỐ CHẤT XÚC TIẾN THƯỜNG DÙNG TRONG SẢN XUẤT CAO SU
TĂNG ĐỘ BỀN KÉO CỦA CAO SU LƯU HÓA
CAO SU BLEND - TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG Ở VIỆT NAM

1. Giới thiệu chung về quá trình lưu hóa

Lưu hóa là quá trình liên kết ngang các đại phân tử mạch thẳng của hợp chất cao su dưới một nhiệt độ, thời gian và áp suất nhất định để tạo thành cấu trúc mạng ba chiều, thường được sử dụng lưu huỳnh để khâu mạch

Lưu hóa làm tăng tính đàn hồi, tăng đáng kể khả năng chống lại sự biến dạng ngoại lực và cải thiện các tính chất lý hóa khác, làm cho cao su trở thành vật liệu kỹ thuật có giá trị.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lưu hóa

Để quá trình lưu hoá diễn ra ổn định và đưa ra sản phẩm có đặc tính cao nhất cần quan tâm tới 3 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của cao su lưu hóa là áp suất lưu hóa, nhiệt độ lưu hóa và thời gian lưu hóa hay còn gọi là 3 yếu tố lưu hóa.

a) Nhiệt độ lưu hóa

Nhiệt độ lưu hóa của các sản phẩm cao su là điều kiện cơ bản cho phản ứng lưu hóa của cao su, ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ lưu hóa của cao su và chất lượng sản phẩm. Giống như tất cả các phản ứng hóa học, tăng nhiệt độ lưu hóa có thể đẩy nhanh tốc độ lưu hóa, nhưng nhiệt độ cao dễ làm cho chuỗi phân tử cao su bị nứt, do đó gây giảm lưu hóa, làm giảm tính chất cơ lý, vì vậy, nhiệt độ lưu hóa không nên quá cao. Nhiệt độ lưu hóa thích hợp phụ thuộc vào công thức cao su, điều này chủ yếu phụ thuộc vào loại cao su và hệ thống lưu hóa.

b) Áp suất lưu hóa

Áp suất lưu hóa của các sản phẩm cao su là một yếu tố quan trọng để đảm bảo kích thước hình học, mật độ cấu trúc và tính chất vật lý và cơ học của các bộ phận cao su. Đây là nguyên nhân dẫn tới các lỗi phổ biến nhất trong khâu hoàn thành lưu hoá như: Thiếu hình, xốp sản phẩm, bề mặt lồi lõm phức tạp, không liên kết hoàn toàn…

Đối với trường hợp quá áp: Sản phẩm dễ bị cong vênh và không đạt đúng kích thước (Độ co rút bị biến đổi).

Cách khắc phục: Đảm bảo hệ thống luôn đạt áp suất tối thiểu và duy trì áp suất không bị tụt quá 5% so với áp suất cần thiết trong suốt quá trình lưu hoá.

c) Thời gian lưu hóa

Đối với một hợp chất cao su nhất định, trong điều kiện nhiệt độ và áp suất lưu hóa nhất định sẽ có thời gian lưu hóa tối ưu. Quá dài hoặc quá ngắn sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của cao su lưu hóa.

- Quá lưu: Là hiện tượng mà nhiệt độ lưu hoá (trong khuôn) quá cao hoặc thời gian lưu hoá dài gây ra các hiện tượng như: Đàn hồi kém, dễ gãy, vỡ hoặc không có khả năng chịu lực cần thiết. Bên cạnh đó có thể nhận thấy các thay đổi ở bề mặt sản phẩm như thay đổi màu sắc, giòn hoá, mốc …

- Thiếu lưu: Là hiện tượng nguyên liệu chưa được lưu hoá hoàn toàn (chưa hoàn toàn khâu mạch) dễ nhận thấy bởi cách cắt ngang sản phẩm sẽ thấy bọt khí lăn tăn hoặc sử dụng đồng hồ đo độ cứng sẽ có sự tụt kim trong thời gian ngắn.

Khắc phục: Đảm bảo thời gian lưu hoá tuân theo đường cong lưu biến tối ưu nhất (Tc90), liên tục kiểm tra lưu biến đồng thời sử dụng súng bắn nhiệt để đảm bảo nhiệt độ toàn bộ khuôn đồng đều.

>> Xem ngay các loại hóa chất ngành cao su tốt nhất hiện nay trên thị trường <<

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP MEGA VIỆT NAM

Địa chỉ: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, Đ. Phạm Văn Đồng, P. Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Email: contact@megavietnam.vn; Tel: (+84) 24 375 89089;

Website: megavietnam.vn; Hotline: 1800.577.728; Zalo: 0971.023.523