GIÁ DẦU GIẢM SÂU - NGÀNH NHỰA CÓ LÊN NGÔI ???

GIÁ DẦU GIẢM SÂU - NGÀNH NHỰA CÓ LÊN NGÔI ???

GIÁ DẦU GIẢM SÂU - NGÀNH NHỰA CÓ LÊN NGÔI ???

Giá dầu liên tục giảm sâu, rơi xuống mức thấp kỷ lục trong nhiều thập kỷ nay và ngành nhựa - với nguyên liệu đầu vào là chế phẩm dầu mỏ - được dự báo là một trong những ngành được hưởng lợi.

DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG SƠN VIỆT NAM 2018 TĂNG MẠNH THEO NHU CẦU XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NHỰA DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG 12-15%
THỊ PHẦN XUẤT KHẨU CAO SU SANG TRUNG QUỐC CỦA VIỆT NAM GIẢM MẠNH
NGÀNH SƠN VÀ MỰC IN CÓ MỨC TĂNG TRƯỞNG NHANH
SẮP CÓ SÀN GIAO DỊCH NHỰA

Ngành nhựa sáng hơn vì giá dầu giảm

(ĐTCK) Giá dầu liên tục giảm sâu, rơi xuống mức thấp kỷ lục trong nhiều thập kỷ nay và ngành nhựa - với nguyên liệu đầu vào là chế phẩm dầu mỏ - được dự báo là một trong những ngành được hưởng lợi.

Giá hạt nhựa PVC đã giảm 17% so với hồi đầu năm 2020 và giảm 26,3% so với mức đỉnh được lập hồi tháng 5/2019. Còn giá hạt nhựa PP hiện đang giảm 15,1% so với đầu năm.

Do hạt nhựa là chế phẩm dầu mỏ nên có độ tương quan cao với giá dầu, đặc biệt là hạt nhựa PE và PP. Giá hạt nhựa PVC có mức độ tương quan trung bình với giá dầu, tuy nhiên lại nhạy cảm hơn trong giai đoạn giá dầu giảm.

Giá dầu thô trên thị trường thế giới gần đây giao dịch ở mức thấp kỷ lục, giá dầu Brent giảm 59,4% so với đầu năm do nhu cầu xăng dầu trên thế giới suy giảm mạnh bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và cuộc chiến giá dầu giữa những quốc gia xuất khẩu dầu mỏ chủ chốt.

Dịch bệnh vẫn đang diễn biến khó lường và với tình hình hiện tại, rất khó để giá dầu sớm hồi phục trở lại. Dự báo, giá hạt nhựa tiếp tục giảm và giao dịch vùng giá thấp.

gía dầu giảm ngành nhựa lên ngôi Nhựa công nghiệp

Thông thường, chi phí hạt nhựa thông thường chiếm khoảng 90% chi phí nguyên liệu và chiếm trên 75% tổng chi phí sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nhựa.

Do vậy, việc giá hạt nhựa giảm sẽ giúp các doanh nghiệp ngành này giảm mạnh chi phí đầu vào, cải thiện biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận ròng đáng kể.

CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP) và CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) - hai doanh nghiệp đầu ngành đang là tâm điểm thu hút sự quan tâm của giới đầu tư trước diễn biến tích cực của thị trường hạt nhựa.

NTP hiện sở hữu 3 nhà máy, với tổng công suất thiết kế là 150.000 tấn/năm, lớn nhất so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Theo NTP, trong giai đoạn 2015 - 2019, giá nguyên vật liệu chiếm từ 65 - 75% tổng chi phí sản xuất - kinh doanh.

Do đặc thù ngành nhựa Việt Nam chưa sản xuất được nguyên liệu PE, Công ty vẫn duy trì nhập khẩu nguyên liệu trực tiếp từ nước ngoài như Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, UAE, Mỹ.

Thực tế, từ năm 2019, NTP đã được hưởng lợi từ xu hướng giảm của giá hạt nhựa. Cụ thể, năm qua, Công ty ghi nhận doanh thu 4.759,9 tỷ đồng, tăng 5,31% so với năm 2018, nhưng lợi nhuận tăng tới 23,38%, đạt 409 tỷ đồng.

Với kết quả này, Công ty hoàn thành 95,2% kế hoạch doanh thu và 110,9% kế hoạch lợi nhuận trước thuế đặt ra hồi đầu năm. Theo NTP, giá hạt nhựa giảm mạnh đã giúp biên lợi nhuận gộp tăng từ 29,45% lên mức 30,14%.

Năm 2020, Công ty lên kế hoạch doanh thu hợp nhất 5.100 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2019; sản lượng sản phẩm đạt 104.000 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế công ty mẹ là 470 tỷ đồng, tăng 3%.

Diễn biến giá hạt thuận lợi như hiện tại là cơ sở để NTP tiếp tục cải thiện biên lợi nhuận gộp cũng như lợi nhuận ròng trong năm 2020.

Tương tự, đối với BMP, doanh nghiệp hiện đang sở hữu 4 nhà máy với tổng công suất thiết kế tương đương NTP, giá nguyên liệu nhựa chiếm 60% cơ cấu chi phí, việc giá nhựa đi xuống sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh.

Tuy nhiên, do nhà cung cấp 50% nguyên liệu PVC là thành viên của Tập đoàn SCG Thái Lan, cổ đông lớn sở hữu 54,39% vốn điều lệ BMP, nên giá nguyên vật liệu đầu vào có thể kém nhạy với giá thị trường hơn so với nguồn cung từ nhà cung cấp độc lập.

Ðược biết, nguyên liệu đầu vào của BMP gồm ba loại hạt nhựa chính là PVC, PP và hạt nhựa HDPE (High Density PolyEthylene).

Trong khi đó, đầu ra của Công ty là dòng sản phẩm ống và phụ tùng PVC, PPR phục vụ nhu cầu xây dựng dân dụng được tiêu thụ chủ yếu qua hệ thống kênh phân phối; dòng sản phẩm ống và phụ tùng HDPE chủ yếu được bán trực tiếp cho các dự án xây dựng hạ tầng cấp, thoát nước.

Do đó, lợi nhuận của BMP còn ảnh hưởng rất lớn từ chính sách bán hàng của Công ty.

Năm 2019, BMP ghi nhận doanh thu 4.337,3 tỷ đồng, tăng 10,66% so với năm 2018; nhưng lợi nhuận lại giảm nhẹ 1,13%, với 422,8 tỷ đồng.

Mặc dù biên lợi nhuận gộp được cải thiện từ 22,2% lên mức 22,8%, nhưng do chi phí bán hàng tăng mạnh 63% lên mức 270,4 tỷ đồng đã ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh cuối cùng.

Năm qua, BMP hoàn thành 101% kế hoạch doanh thu, nhưng chỉ hoàn thành 98% kế hoạch lợi nhuận.

BMP được nhóm đầu tư chú ý vì có lượng tiền nhiều, vay nợ thấp và hoạt động mang tính ổn định cao. Cụ thể, lượng tiền mặt, đầu tư tài chính ngắn hạn và tiền gửi kỳ hạn dài là 989,5 tỷ đồng, chiếm 34,7% tổng tài sản, trong khi đó nợ vay chỉ là 55,8 tỷ đồng.

Doanh nghiệp duy trì tỷ lệ cổ tức cao trong nhiều năm qua: Năm 2017 là 40% tiền mặt, năm 2018 là 40% và năm 2019 dự kiến tối thiểu 20%.

Như vậy, có thể thấy, giá hạt nhựa giảm theo giá dầu, nhưng không phải doanh nghiệp nhựa nào cũng hưởng lợi như nhau. Ðặc biệt là với BMP, nguồn nguyên liệu có liên quan tới công ty mẹ nên độ nhạy về giá nguyên liệu với giá dầu sẽ kém hơn so với NTP.

----Theo Tinnhanhchungkhoan.vn ngày 24/04/2020 ----

>>Xem ngay các lọai hóa chất công nghiệp ngành nhựa tốt nhất hiện nay trên thị trường <<

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Ban Biên tập Mega Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng,

P.Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.

Email: contact@megavietnam.vn

Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098

Website: megavietnam.vn

Hotline: 1800.577.728; Zalo: 0971.023.523