NHU CẦU CAO SU TỰ NHIÊN TOÀN CẦU DỰ BÁO GIẢM
Ngành cao su dường như bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19, với Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) dự đoán nhu cầu toàn cầu sẽ giảm 8.2% trong tháng 4.
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NHỰA DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG 12-15%
THỊ PHẦN XUẤT KHẨU CAO SU SANG TRUNG QUỐC CỦA VIỆT NAM GIẢM MẠNH
NGÀNH SƠN VÀ MỰC IN CÓ MỨC TĂNG TRƯỞNG NHANH
SẮP CÓ SÀN GIAO DỊCH NHỰA
Nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu dự báo giảm hơn 8% trong tháng 4/2020
Ngành cao su dường như bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19, với Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) dự đoán nhu cầu toàn cầu sẽ giảm 8.2% trong tháng 4.
Con số được đưa ra mà không tính đến khả năng nhu cầu được điều chỉnh giảm ở Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam, theo The Hindu BusinessLine.
Các quốc gia này đều đang phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp và phong tỏa hoặc cách li toàn xã hội, theo báo cáo của ANRPC tiêu đề “Xu hướng và thống kê cao su tự nhiên”.
Thêm vào đó, dự báo tiêu thụ ở các nước này cũng có thể bị điều chỉnh giảm xuống nữa do các biện pháp như kiểm soát đi lại, ban bố khẩn cấp và phong tỏa bởi chính phủ.
Virus corona đã khiến nền kinh tế thế giới đình trệ, trong khi những lo ngại ngày càng tăng về suy giảm kinh tế sẽ chi phối thị trường cao su tự nhiên. Nhìn chung các nhà kinh tế cũng dự đoán một cuộc suy thoái toàn cầu, với khả năng tăng trưởng sẽ sụt giảm trong hai quí đầu năm 2020, báo cáo cho biết.
Tình hình tại Trung Quốc
Mặc dù hoạt động sản xuất tại Trung Quốc đang trở lại bình thường, khu vực sản xuất để xuất khẩu của quốc gia châu Á có thể bị hạn chế bởi nhu cầu từ thị trường quốc tế, khi mà cả thế giới có ít nhất 190 quốc gia đang quay cuồng với đại dịch.
Ngành cao su tại Trung Quốc cũng phải đối mặt với nhu cầu nội địa thấp vì người dân đang thiếu tiền mặt, dẫn đến giảm chi tiêu. Một lí do nữa là sự gián đoạn chuỗi cung ứng bên ngoài Trung Quốc.
Do vậy, ngành sản xuất sản phẩm cao su Trung Quốc, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất lốp xe tự động, có thể mất nhiều thời gian để quay lại với công suất bình thường.
Báo cáo chỉ ra những điều trên có thể sẽ tác động tiêu cực đến nhu cầu cao su tự nhiên tại Trung Quốc.//
Ngoài ra, thị trường dầu thô dự kiến sẽ ở mức thấp trong quí II/2020. Theo báo cáo của ANRPC, giá dầu thô Brent được dự báo sẽ ở mức trung bình 37 USD/thùng. Các dự báo được thực hiện bởi các cơ quan khác nhau cũng chỉ ra giá dầu thô sẽ còn thấp hơn nữa.
Vì dầu thô chiếm một tỉ trọng lớn trong rổ chỉ số hàng hóa, giá dầu thô thấp dự kiến sẽ giữ các chỉ số hàng hóa thấp theo. Cao su tự nhiên thường đi theo xu hướng chung của các loại hàng hóa.
Nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu dự báo giảm hơn 8% trong tháng 4/2020.
>>Xem ngay các loại hóa chất ngành cao su tốt nhất hiện nay trên thị trường <<
Sản lượng cao su tăng
Sản xuất cao su tự nhiên được dự đoán đạt 14,11 triệu tấn, tăng 2,2%, theo triển vọng được sửa đổi của các nhà sản xuất lớn. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đã được điều chỉnh này thấp hơn 0,5% so với dự báo được đưa ra vào tháng 3.
Qui mô sản xuất giảm chủ yếu là do giá cao su tự nhiên giảm, các biện pháp kiểm soát đi lại, phong tỏa được chính phủ thực thi, và nhu cầu cao su suy yếu, khiến các nhà máy chế biến buộc phải giảm qui mô hoạt động.
Giá cao su duy trì đà giảm kể từ tuần cuối của tháng 2 đã buộc một số lượng lớn nông dân phải ngừng thu hoạch. Các biện pháp kiểm soát đi lại do một số nước sản xuất cao su lớn khởi xướng cũng đã làm gián đoạn việc thu hoạch, chế biến và vận chuyển cao su tự nhiên.
Tuy nhiên, tại Ấn Độ, giá cao su tự nhiên ghi nhận tăng trong tuần này (từ ngày 6/4 đến 11/4) nhờ những tín hiệu từ quyết định giảm sản lượng dầu thô của OPEC. Trên sàn giao dịch hàng hoá Ấn Độ, giá hợp đồng cao su giao tháng 4 tăng hết biên độ lên 118 rupee/kg trong ngày 6/4.
------Theo vietnambiz.vn ngày 09/04/2020----
>> Nhận tư vấn giải pháp kỹ thuật cho từng sản phẩm <<
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Ban Biên tập Mega Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng,
P.Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.
Email: contact@megavietnam.vn
Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Website: megavietnam.vn
Hotline: 1800.577.728; Zalo: 0971.023.523