SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỪ NÂU SANG XANH

SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỪ NÂU SANG XANH

SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỪ NÂU SANG XANH

Việt Nam có thể ứng dụng công nghệ 4.0 để phát triển xanh trong chuyển đổi mô hình kinh tế từ “nâu” sang “xanh.”

CHẤT LƯU BIẾN TRONG SẢN XUẤT SƠN
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NƯỚC ĐÓNG CHAI CHỨA HẠT NHỰA
BƯỚC ĐẦU TÌM RA CÁCH TÁI CHẾ NHỰA VÔ HẠN LẦN
PHÂN HỦY RÁC THẢI NHỰA TẠO RA DẦU DIESEL VÀ XĂNG
TÚI NY LÔNG BỌC THỰC PHẨM SỐNG: NGUY CƠ NHIỄM CHÌ

 Công nghệ 4.0 phải được ứng dụng trong giảm tiêu thụ năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, tận dụng chất thải công nghiệp và sinh hoạt trong kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải...


Ảnh mang tính chất minh họa. (Nguồn ảnh: H.V/Vietnam+)

 

Đó là nhận định của giới chuyên gia môi trường tại hội thảo “Chung tay bảo vệ môi trường, phát triển bền vững trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0-doanh nghiệp xanh năm 2018” do Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Tổng Cục môi trường, tổ chức ngày 27/11 tại Hà Nội.

Theo đánh giá của các chuyên gia, cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tác động tích cực đến lĩnh vực môi trường ngắn hạn; rất tích cực trong trung và dài hạn nhờ các công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu, thân thiện với môi trường.

Ngoài ra, công nghệ thông tin, kỹ thuật số còn mang lại hiệu quả cao hơn cho công tác quản lý, điều hành và tác nghiệp trong lĩnh vực quản lý môi trường như tiết kiệm thời gian, công sức, kinh phí, hội họp...

Ông Hoàng Dương Tùng (nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho rằng), để bảo vệ môi trường trong thời đại 4.0 cần phải tăng cường hệ thống quan trắc tự động liên tục, các hệ thống cảm biến, camera, vệ tinh; thu nhận, xử lý và công bố số liệu quan trắc tự động như khí thải của các nhà máy, chất lượng nước các dòng sông.

Trong khi đó, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cũng khẳng định, việc áp dụng công nghệ 4.0 trong công tác bảo vệ môi trường là rất quan trọng. Hiện tại, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xác định một số công nghệ ưu tiên là công nghệ về quan trắc môi trường, khí tượng thủy văn, tài nguyên nước; công nghệ sản xuất giảm thiểu ô nhiễm, giảm chất thải…

Để thực hiện được mục tiều đề ra, Tổng cục Môi trường sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp như tuyên truyền nâng cao nhận thức về thời cơ và thách thức của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với  lĩnh vực quản lý môi trường; hợp tác và chuyển giao công nghệ.

Bên cạnh đó, Tổng cục Môi trường cũng sẽ phát triển công nghệ bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững, tài nguyên và phục hồi môi trường; tăng cường đảm bảo an toàn thông tin; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Ban Biên tập Mega Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng,

P.Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.

Email: contact@megavietnam.vn

Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098

Website: megavietnam.vn

Hotline: 1800.577.728; Zalo: 0971.023.523