THỊ TRƯỜNG SƠN ( KỲ I) : THƯƠNG HIỆU NỘI Ở ĐÂU?

THỊ TRƯỜNG SƠN ( KỲ I) : THƯƠNG HIỆU NỘI Ở ĐÂU?

THỊ TRƯỜNG SƠN ( KỲ I) : THƯƠNG HIỆU NỘI Ở ĐÂU?

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của các doanh nghiệp sơn trong nước được kỳ vọng sẽ lấn áp doanh nghiệp sản xuất sơn ngoại trong thời gian tới.

DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG SƠN VIỆT NAM 2018 TĂNG MẠNH THEO NHU CẦU XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NHỰA DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG 12-15%
THỊ PHẦN XUẤT KHẨU CAO SU SANG TRUNG QUỐC CỦA VIỆT NAM GIẢM MẠNH
NGÀNH SƠN VÀ MỰC IN CÓ MỨC TĂNG TRƯỞNG NHANH
SẮP CÓ SÀN GIAO DỊCH NHỰA

Hiệp hội Sơn – Mực in Việt Nam (VPIA) cho biết, cả nước hiện có khoảng 600 DN ngành sơn, trong đó hơn 70 DN có vốn đầu tư nước ngoài. Mặc dù chiếm số lượng không nhiều nhưng các thương hiệu sơn ngoại lại đang chiếm khoảng 60 – 65% thị phần sơn trên cả nước, điều đó cho thấy DN sơn nội đang bị lép vế trên chính trên sân nhà.

Thị trường bất động sản trở nên sôi động là cơ sở cho sự phát triển ngành sơn

Tâm lý “sính” ngoại

Điều không thể phủ nhận, trong vài năm trở lại đây thị trường sơn được hỗ trợ bởi thị trường bất động sản phát triển khá sôi động, với các công trình xây dựng mọc lên khắp nơi.

Theo Tiến sĩ Phùng Hà - Nguyên Cục trưởng Cục hóa chất (Bộ Công Thương), ngành sơn phủ của Việt Nam có tốc độ phát triển bình quân 15% - 20% trong các năm qua. Tuy nhiên sự phân bổ của các DN ngành này không đồng đều, chủ yếu tập trung ở TP.HCM, Hà Nội và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các địa phương khác của miền Trung rất kém phát triển.

Những doanh nghiệp sơn ngoại hàng đầu trên thị trường phải kể đến như Nippon, Akzonobel, Jotun… cùng với đó, thương hiệu sơn Việt khá quen thuộc trên thị trường phải kể tới như Alphanam, Sơn Á Đông, sơn Nero,sơn Galaxy,…

Theo tìm hiểu của phóng viên, sơn chủ yếu được bán qua kênh phân phối và cho các công trình, nên việc xây dựng kênh phân phối đã tạo nên cơ hội cho các doanh nghiệp. Khi thị trường xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ, nguồn cung ngày càng lớn, cuộc đua về giá và hậu mãi cũng được nhiều doanh nghiệp chú trọng đẩy mạnh hơn.

Với ưu thế về giá, các doanh nghiệp nội cũng đang có nhiều cơ hội để tăng sản lượng và doanh số. Nhiều chủ đầu tư dự án lớn chia sẻ về việc lựa chọn các sản phẩm sơn cho công trình, họ không bỏ tiền ra chỉ để mua các thương hiệu nổi tiếng, mà lựa chọn nhãn hàng phù hợp với từng dự án.

Còn đối với thị trường bán lẻ, theo chia sẻ của một số đại lý sơn trên địa bàn Hà Nội thì người tiêu dùng vẫn chủ yếu “sính” hàng ngoại.

Vẫn còn tiềm năng

Các hãng sơn nội dù còn “lép vế” nhưng cũng rất quyết liệt trong việc tranh giành thị phần.

Đơn cử, Sơn Nero đã thành công trong việc tung dòng sản phẩm sơn chống thấm trang trí Nero Cement Paint, có chất lượng tương đương sản phẩm ngoại, nhưng giá bán thấp hơn từ 30 - 50%. Còn Alphanam cũng đã liên doanh với Sơn Kansai (Nhật Bản) để thành lập Công ty TNHH Sơn Kansai - Alphanam (năm 2012), trong khi đó Galaxy liên tục mở rộng thị trường trên toàn lãnh thổ.

Trong cuộc chạy đua này, ông Nguyễn Bình Đức - Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Sơn Galaxy cho biết, không chỉ trực tiếp sản xuất cung cấp dòng sản phẩm sơn mang thương hiệu Galaxy trên thị trường, mà Galaxy còn là đơn vị gia công cho nhiều thương hiệu sơn khác hiện nay.

“Nếu như trước đây, Galaxy chỉ tập trung vào kỹ thuật và sản xuất thì trong những năm trở lại đây, Galaxy đã đồng thời xây dựng thương hiệu, tập trung phát triển thị trường cho dòng sản phẩm của riêng mình” – ông Đức cho biết.

Tự nhận là người đi sau, nhưng Galaxy lại tự tin khẳng định mình từ chính nền tảng mà Galaxy sẵn có, đó là dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp. Đến nay, Galaxy có hệ thống phân phối tại hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. “Con số doanh nghiệp sơn nội tham gia vào thị trường tăng lên đang củng cố cho khối nội đón đầu tăng trưởng trong thời gian tới” – ông Đức khẳng định.

Theo các chuyên gia, sơn nội đang dần khẳng định được chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, để cạnh tranh sòng phẳng với các sản phẩm sơn ngoại, các doanh nghiệp sơn trong nước vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Cụ thể, dù có tốc độ phát triển nhanh nhưng ngành sơn vẫn chủ yếu phải nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất. Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành còn thiếu và yếu, đặc biệt ngành vẫn chưa có một tiêu chuẩn chung nhất định.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, muốn phát triển, ngành sơn Việt Nam cần phải xây dựng đồng bộ từ nguyên liệu tới các tiêu chuẩn sản xuất, giải quyết được bài toán nguồn nhân lực, đặc biệt các doanh nghiệp nội cần phải có cái nhìn dài hạn với sự tập trung vào các chiến lược về giá và hậu mãi để thu hút khách hàng.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Ban Biên tập Mega Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng,

P.Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.

Email: contact@megavietnam.vn

Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098

Website: megavietnam.vn

Hotline: 1800.577.728; Zalo: 0971.023.523