TRIỂN LÃM PLASTICS & RUBBER VIETNAM: GÕ CỬA NGÀNH NHỰA VÀ CAO SU KHU VỰC PHÍA BẮC

 TRIỂN LÃM PLASTICS & RUBBER VIETNAM: GÕ CỬA NGÀNH NHỰA VÀ CAO SU KHU VỰC PHÍA BẮC

TRIỂN LÃM PLASTICS & RUBBER VIETNAM: GÕ CỬA NGÀNH NHỰA VÀ CAO SU KHU VỰC PHÍA BẮC

Triển lãm Plastics & Rubber Vietnam 2019 còn mong muốn tham gia tích cực vào các hoạt động môi trường và xã hội tại Việt Nam. Các doanh nghiệp trong việc phát triển và mở rộng ngành công nghiệp nhựa.

DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG SƠN VIỆT NAM 2018 TĂNG MẠNH THEO NHU CẦU XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NHỰA DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG 12-15%
THỊ PHẦN XUẤT KHẨU CAO SU SANG TRUNG QUỐC CỦA VIỆT NAM GIẢM MẠNH
NGÀNH SƠN VÀ MỰC IN CÓ MỨC TĂNG TRƯỞNG NHANH
SẮP CÓ SÀN GIAO DỊCH NHỰA

Tại cuộc họp báo sáng 1/11, Ban tổ chức công bố, Triển lãm quốc tế Công nghệ, Nguyên phụ liệu và Thiết bị máy móc ngành Nhựa và Cao su – Plastics & Rubber Vietnam 2019 sẽ diễn ra từ ngày 27 – 29/11 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế (I.C.E), 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Lần đầu tiên diễn ra ở Hà Nội, Triển lãm dự kiến thu hút 200 đơn vị đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, trưng bày các thiết bị máy móc hiện đại cùng những giải pháp tân tiến nhất nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu phát triển ngành công nghiệp nhựa.

Lý giải về động lực mang triển lãm này ra Hà Nội, ông BT Tee, Tổng Giám đốc Công ty Informa Markets Vietnam – đơn vị tổ chức triển lãm, cho biết: “Trong hơn một thập kỷ qua, ngành sản xuất chất dẻo tại khu vực phía Bắc đã khẳng định vị trí quan trọng của mình trong nền công nghiệp Việt Nam, đặt ra nhu cầu mở mang cơ hội giao thương, tìm kiếm đối tác và bắt nhịp với những xu hướng mới nhất trong ngành nhựa Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung của các doanh nghiệp nhựa. ”

Bài toán sử dụng và tái chế nhựa hợp lý

Nhựa và cao su có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, là nguyên vật liệu và thành phần quan trọng khó thay thế trong ngành công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên, việc sử dụng nhựa đúng cách vẫn là một vấn đề cần tiếp tục được thúc đẩy. Với tinh thần đó, Ban tổ chức bày tỏ mong muốn được tham gia tích cực vào các hoạt động môi trường và xã hội nhằm giảm thiểu rác thải nhựa tại Việt Nam. Ông BT Tee phát biểu: “Trong câu chuyện phát triển ngành công nghiệp, chúng ta phải hiểu là chúng ta không thể ngưng sử dụng nhựa được, vậy thì cần phải giải quyết bài toán sử dụng và tái chế nhựa hợp lý.”

Hiện nay Việt Nam có lượng tiêu thụ nhựa xếp thứ 3 tại khu vực ASEAN và thuộc hàng cao nhất thế giới. Ngành nhựa và cao su cần có một bước tiến mới trong việc cải tiến công nghệ và phương pháp sản xuất, đảm bảo sản phẩm từ nhựa có thể tối ưu hóa khả năng tái chế cũng như kích thích việc sử dụng nhựa tái chế. Đây được xem là mũi tên trúng 2 “đích”: vừa phát triển được nguồn cung mới về nguyên liệu nhựa, vừa thể hiện vai trò tích cực trong phát triển bền vững của nền kinh tế.

 TRIỂN LÃM PLASTICS & RUBBER

Cần phải giải quyết bài toán sử dụng và tái chế nhựa hợp lý. Ảnh: engineering.com

Trong khuôn khổ triển lãm, hội thảo với chủ đề: “Kinh tế tuần hoàn: Công thức phát triển bền vững của ngành nhựa” do Informa Markets và Revival Waste phối hợp tổ chức, sẽ diễn ra vào buổi sáng 28/11. Hội thảo hy vọng sẽ trở thành diễn đàn chia sẻ đa phương giữa các doanh nghiệp nhựa, các doanh nghiệp tái chế và các cơ quan ban ngành nhà nước về mô hình kinh tế tuần hoàn với mục tiêu tái tạo tài nguyên theo vòng khép kín, tránh tạo ra phế thải.

Có mặt tại buổi họp báo, ông Huỳnh Hữu Hải Bình – Giám đốc điều hành Revival Waste - một startup chuyên nghiên cứu từng chủng loại rác nhựa, đưa ra phương thức xử lý và phân loại phù hợp, sau đó xây dựng kế hoạch khả thi cho các doanh nghiệp xử lý chất thải nhựa công nghiệp - bày tỏ mong muốn có thể cùng các doanh nghiệp khởi động một nền kinh tế tuần hoàn, bởi “việc sử dụng và xử lý nhựa đúng cách sẽ giải quyết ô nhiễm và tạo ra nguồn nguyên liệu mới, mang lại giá trị kinh tế cho chính các doanh nghiệp sản xuất.”

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Ban Biên tập Mega Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng,

P.Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.

Email: contact@megavietnam.vn

Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098

Website: megavietnam.vn

Hotline: 1800.577.728; Zalo: 0971.023.523