ỨNG DỤNG CỦA CAO SU TÁI SINH TRONG SẢN XUẤT
Cao su tái sinh có độ mềm dẻo cao có thể làm tăng khả năng phối trộn giữa cao su nguyên sinh và các chất phụ gia..
QUY TRÌNH TÁI CHẾ CAO SU TỪ LỐP XE PHẾ THẢI
MỘT SỐ CHẤT XÚC TIẾN THƯỜNG DÙNG TRONG SẢN XUẤT CAO SU
TĂNG ĐỘ BỀN KÉO CỦA CAO SU LƯU HÓA
CAO SU BLEND - TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG Ở VIỆT NAM
ỨNG DỤNG CỦA CAO SU TÁI SINH TRONG SẢN XUẤT
Ngày nay, cao su tái sinh được chia thành nhiều loại dựa vào nguồn nguyên liệu đầu vào được sử dụng để tái chế như: cao su tái sinh SBR, cao su tái sinh EPDM, cao su tái sinh NR, … Loại nguyên liệu này đang được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia.
Cao su tái sinh có độ mềm dẻo cao có thể làm tăng khả năng phối trộn giữa cao su nguyên sinh và các chất phụ gia. Điều này giúp cao su tái sinh có thể thay thế hoàn toàn hoặc một phần cao su nguyên sinh để sử dụng. Ngoài ra, giá thành cao su tái sinh so với các loại cao su nguyên sinh tương đối rẻ, do đó nó trở thành nguyên liệu quan trọng trong ngành cao su.
Lượng sử dụng của cao su tái sinh chiếm tới 50%, một số sản phẩm cấp thấp có thể sử dụng hoàn toàn cao su tái sinh. Điều này có thể làm giảm giá thành sản phẩm cao su rất nhiều.
Một số sản phẩm phổ biến sử dụng cao su tái sinh trong sản xuất như: lốp xe, đế giày, ống cao su, băng tải, cao su xây dựng, ….
- Lốp xe cao su: Các loại lốp như lốp xe tải, lốp công nghiệp, lốp nông nghiệp hay lốp xe địa hình, có nguyên liệu chính là cao su và sử dụng 1 phần cao su tái sinh trong quá trình sản xuất. Việc phối trộn cao su tái sinhtrong quá trình sản xuất có thể tăng tính cơ học và cải thiện hiệu suất của lốp. Đồng thời công thức này còn giảm chi phí nguyên liệu cao su, thu được lợi ích kinh tế và xã hội lớn.
Ảnh: Minh họa
- Đế giày cao su sử dụng cao su tái sinh sẽ dễ dàng trộn với các nguyên liệu và thành phần hóa học khác, giúp giảm tiêu thụ điện năng, điều chỉnh phù hợp với các sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên do đây là sản phẩm được tái chế lại nên độ đàn hồi, khả năng chống nứt và chống xé không thể phục hồi về mức độ ban đầu. Khi so sánh một số đặc tính của cao su tổng hợp với một phần cao su tái sinh, ngoại trừ độ bền kéo giảm nhự thì các chỉ số khác đa phần đều đạt tiêu chuẩn.
Ảnh: Minh họa
- Ống cao su: Ống cao su bao gồm vật liệu lớp bên trong, lớp bên ngoài và lớp khung. Các yêu cầu về đặc tính cơ học của ống thấp. Chủ yếu nó được sử dụng ở chế độ tĩnh, vì vậy một lượng lớn cao su tái sinh có thể được trộn vào sản phẩm. Cao su tái sinh ở lớp bên trong chiếm hơn 80%. Cao su bao bên ngoài cần khả năng chống lão hóa tốt hơn, vì vậy tái sinh chỉ chiếm khoảng 30% ~ 50%.
Ảnh: Minh họa
Cao su tái sinh được ứng dụng trong nhiều các sản phẩm cao su công nghiệp, tùy vào từng sản phẩm cụ thể sẽ được nhà sản xuất phối trộn theo tỉ lệ % khác nhau để đảm bảo sản phẩm có giá thành phù hợp mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Hiện nay, Công Ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Mega Việt Nam đã và đang triển khai rộng rãi trên thị trường cao su với nhiều mã cao su tái sinh như MG1, MG7, EPDM, NBR tái sinh, tái sinh Latex,… Với chất lượng cũng như mẫu mã đa dạng về yêu cầu của khách hàng cũng như nguồn gốc xuất xứ. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực cao su, nhựa, Mega luôn là đối tác tin cậy và đồng hành cùng bạn đến thành công.
>> Xem ngay các loại hóa chất ngành nhựa tốt nhất hiện nay trên thị trường <<
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Ban Biên tập Mega Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng,
Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.
Email: contact@megavietnam.vn
Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Website: megavietnam.vn
Hotline: 1800.577.728; Zalo: 0971.023.523