HIỆN TƯỢNG BLOOMING CAO SU- NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Blooming là hiện tượng phun sương lên bề mặt cao su sau một thời gian lưu hoá. Nguyên nhân là do sự di chuyển của một số chất phụ gia hỗn hợp lên bề mặt cao su khi tỉ lệ của hoá chất vượt quá giới hạn cho phép trong đơn cao su.
QUY TRÌNH TÁI CHẾ CAO SU TỪ LỐP XE PHẾ THẢI
MỘT SỐ CHẤT XÚC TIẾN THƯỜNG DÙNG TRONG SẢN XUẤT CAO SU
TĂNG ĐỘ BỀN KÉO CỦA CAO SU LƯU HÓA
CAO SU BLEND - TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG Ở VIỆT NAM
1. Blooming cao su là gì ?
Blooming là hiện tượng phun sương lên bề mặt cao su sau một thời gian lưu hoá.
Nguyên nhân là do sự di chuyển của một số chất phụ gia hỗn hợp lên bề mặt cao su khi tỉ lệ của hoá chất vượt quá giới hạn cho phép trong đơn cao su.
Các chất này có thể hoà tan với cao su khi ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên khi giảm nhiệt độ, khả năng hoà tan giảm dẫn tới việc vượt qua giới hạn hoà tan nên di chuyển ngay lập tức lên bề mặt.
Hiện tượng này gây ra vấn đề về chất lượng sản phẩm như: Độ dính, độ liên kết giữa các bề mặt, vật liệu v.v…
Ảnh minh họa
2. Blooming có nghiêm trọng không ?
Nếu Blooming là do các chất hoạt hoá hay xúc tiến gây ra thì gây ra các vấn đề như: Giảm tính chất cơ học và buộc phải tối ưu lại hệ thống lưu hoá.
Thành phẩm cao su khi bị Blooming có thể dẫn tới việc ô nhiễm hoá chất do chúng bị di chuyển ra bề mặt, tiếp xúc trực tiếp với cơ thể con người. Sau, tính thẩm mỹ của sản phẩm là rất thấp.
Blooming cũng có thể làm giảm tuổi thọ của sản phẩm do các chất phụ gia bị di trú ra khỏi các liên kết. Tuy nhiên hiện tượng này lại phù hợp cho một số sản phẩm hoạt động trong môi trường có Ozone. lớp Blooming được coi như lớp lá chắn, bảo vệ bề mặt cao su.
Ở giai đoạn hỗn hợp, Blooming không có biểu hiện rõ rệt. Gây ra sự khó khăn trong việc đánh giá tạo ra sự cố về việc bám dính giữa các lớp cao su trong quá trình sản xuất một số sản phẩm như: Cao su chống rung, lốp xe cao su, v.v… Ngoài ra hiện tượng này gây ra sự cản trở cao su liên kết với kim loại vì thế lớp thép dễ bị bong ra và di chuyển ra bên ngoài. Rõ nhất là các sản phẩm như: Gối cầu cao su cốt bản thép hay Khe co giãn cao su cốt bản thép.
3. Nguyên nhân và cách khắc phục.
Blooming lưu huỳnh là một vấn đề lớn trong ngành cao su và thường được xử lý bằng cách thay thế lưu huỳnh hoà tan bằng dạng không hoà tan. Trong trường hợp này, nhiệt độ lưu hoá phải duy trì ở dưới mức chuyển tiếp giữa hai dạng lưu huỳnh này và ở khoảng 105oC.
Một thành phần chính khác cho thấy gây ra hiện tượng Blooming là do chất xúc tiến. Nguyên nhân là chúng có độ hoà tan hạn chế trong cao su hữu cơ.
Để tránh hiện tượng này, nên dùng những chất xúc tiến, phụ gia có độ hoà tan cao hơn, sử dụng nhiều loại xúc tiến thay vì một loại và tối ưu hoá lượng sử dụng hoặc xúc tiến có chứa polymer.
Acid Stearic, dầu bôi trơn là những chất phụ gia khác có thể gây blooming tuỳ thuộc vào nồng độ và khả năng tương thích của chúng với cao su cơ sở.
Loại kẽm sử dụng: Nồng độ tốt nhất của ZnO nên sử dụng là loại 99,5% – 99,8%.
Chế độ lưu hoá cao su hoàn toàn hoặc không hoàn toàn và công đoạn cán luyện đi kèm cho phù hợp.
Để giải quyết bài toán Blooming, đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm thực tế. Đôi khi cùng một chất lượng hàng hoá nhưng hoá chất được sản xuất tại nhiều vị trí địa lý khác nhau lại cho những kết quả khác nhau. Nên việc sử dụng hoá chất đúng tỉ lệ và đúng nhà cung cấp là cực kỳ cần thiết.
Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi sưu tầm được về hiện tượng Blooming trong cao su cũng như các phương pháp khắc phục hiện tượng này. Hiện nay Mega Việt Nam Chúng tôi đang cung cấp các nguyên liệu như xúc tiến, phòng lão cao su, Axit Strearic, Kẽm oxit, dầu hóa dẻo chất lượng cao từ những nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Rất mong được phục vụ quý khách hàng.
>Xem ngay các loại hóa chất công nghiệp tốt nhất trên thị trờng hiện nay <
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Ban Biên tập Mega Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng,
P.Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.
Email: contact@megavietnam.vn
Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Website: megavietnam.vn
Hotline: 1800.577.728; Zalo: 0971.023.523