CHẤT HÓA DẺO ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT SƠN

CHẤT HÓA DẺO ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT SƠN

CHẤT HÓA DẺO ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT SƠN

Chất hóa dẻo được hiểu là những chất cho thêm vào trong thành phần của sơn làm cho màng sơn mềm, độ co dãn lớn, bền ánh sáng, chịu nhiệt và chịu lạnh.

CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI GIA CÔNG SƠN ALKYD
MỘT SỐ CHẤT XÚC TIẾN KIM LOẠI LÀM KHÔ MÀNG SƠN
NHỰA EPOXY LÀ GÌ VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT NHỰA EPOXY
QUY TRÌNH SẢN XUẤT SƠN GỐC NHŨ TƯƠNG
MỘT SỐ PHỤ GIA CHỐNG LẮNG CHO SƠN

CHẤT HÓA DẺO ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT SƠN

Chất hóa dẻo được hiểu là những chất cho thêm vào trong thành phần của sơn làm cho màng sơn mềm, độ co dãn lớn, bền ánh sáng, chịu nhiệt và chịu lạnh.

Vai trò của chất hoá dẻo là tăng và duy trì tính mềm dẻo của màng sơn, nhất là những màng sơn dùng các chất tạo màng giòn. Các chất hoá dẻo có thể trộn cơ học với polyme trong quá trình chế tạo sơn (hoá dẻo ngoại) hoặc bằng phương pháp hoá học qua phản ứng đồng trùng hợp (hoá dẻo nội).  Trong nhiều loại sơn, ví dụ sơn trên cơ sở cao su clo hoá và nitroxenlulo, chất hoá dẻo có thể chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần chất tạo màng. Trong những trường hợp này, bản chất của chất hoá dẻo ảnh hưởng đáng kể đến tính chất màng sơn. Các polyme khác không yêu cầu một lượng hoá dẻo lớn như vậy và nhiều polyme tương đối mềm dẻo nên không cần hoá dẻo ngoại.

Chất hoá dẻo thông thường là những chất có trọng lượng phân tử thấp, lỏng, khó bay hơi và trộn lẫn hoàn toàn với chất tạo màng. Trong các ứng dụng, thì chất hóa dẻo nhất thiết phải có ảnh hưởng tối thiểu đến độ chảy mềm của màng, nhưng lại phải làm cho màng đàn hồi đến mức tối đa. Trong một số trường hợp cũng có thể dùng một số loại nhựa trọng lượng phân tử cao để tăng độ đàn hồi cho loại tương đối giòn, ví dụ nhựa alkyd để dẻo hoá cao su clo hoá.

Chất dẻo hoá không được ảnh hưởng đến màu sắc của màng sơn và bản thân nó không được thay đổi đáng kể màu sắc trong quá trình sử dụng. Ngoài ra đa số các trường hợp nó phải là một chất không độc.

Có rất nhiều chất hóa dẻo được sử dụng trong công nghiệp màng phủ. Chúng được chia thành các loại khác nhau tùy theo thành phần hóa học (bản chất hóa học) cũng như bản chất của sự hóa dẻo (nội, ngoại). Trong khuôn khổ của bài báo này xin được trình bày một số loại chất hóa dẻo thông dụng như:

>> Nhận tư vấn các giải pháp kỹ thuật phù hợp nhất với quá trình thi công sản phẩm <<

1. Hóa dẻo Parafin clo hóa

Parafin clo hóa được sử dụng làm chất hóa dẻo thường ở dạng dung dịch lỏng nhớt. Parafin clo hóa có nhiệt độ sôi cao, rất khó bị bay hơi, không bị oxy hóa và chịu được nhiệt độ cao (không cháy). Nó có thể hòa tan tốt trong nhiều dung môi thực và phối trộn tốt cho nhiều loại nhựa. Parafin clo hóa đóng vai trò hóa dẻo cho nhựa và cải thiện nhiều tính năng như mong muốn vì nó trơ với các yếu tố có thể phá hủy màng như nhiệt độ, ánh sáng.

2. Hóa dẻo Phtalat

Phtalat là loại hóa dẻo quan trọng nhất trong các loại hóa dẻo hóa học, chiếm hơn một nửa tổng sản phẩm hóa dẻo. Chúng là các este của anhydrit phtalic và các rượu khác nhau.

   Một số loại phtalat tiêu biểu:

  • Dibutylphtalat (DBP):

chất hóa dẻo ứng dụng trong sản xuất sơn

Là một chất hoá dẻo được sử dụng rộng rãi, có ưu điểm là trộn lẫn được với nhiều loại nhựa, ít bị vàng khi làm việc ngoài trời. Tuy nhiên nó tương đối dễ bay hơi nên hạn chế phần nào việc sử dụng. DBP là một trong những chất hoá dẻo quan trọng cho nitroxenlulo và hàm lượng cần thiết phụ thuộc vào lĩnh vực ứng dụng của nhựa. Thông thường hàm lượng này là 20 - 50% so với trọng lượng của nitroxelulo. Nó cũng được dùng nhiều cho polyvinyl axetat nhũ tương, thường tỷ lệ 10 - 20% và chủ yếu để làm sơn hoặc keo dán trong công nghiệp xây dựng.

  • Dioctylphtalat (DOP):

  chất hóa dẻo ứng dụng trong sản xuất sơn

DOP khó bay hơi hơn DBP, có độ ổn định tốt với ánh sáng và nhiệt có khả năng hóa dẻo tốt hơn Parafin clo hóa, tuy nhiên giá thành lại cao hơn. Vì vậy mà DOP được dùng nhiều trong sơn men nitroxenlulo.

Ngoài ra còn các hóa dẻo phtalat khác như octyldecyl phtalat, dicapryl phtalat, butylbenzyl phtalat, dicyclohexyl phtalat….

3. Hóa dẻo Photphat

  • Triphenylphotphat và tricrezilphotphat:

 

 Chất hóa dẻo ứng dụng cho sản xuất sơn

                                                       Triphenyl photphat                                                                        Tricrezilphotphat

Triphenylphotphat và tricrezilphotphat được sử dụng chủ yếu cho sơn men nitroxenlulo, ngoài vai trò hoá dẻo nó còn làm giảm tính dễ chảy của màng sơn. Cả hai loại đều có ảnh hưởng tốt đến độ bền kéo đứt của màng sơn nitroxenlulo. Tuy nhiên tricrezilphotphat có khuynh hướng bị vàng hoá dưới tác dụng của ánh sáng, do đó nó không được dùng cho sơn khi yêu cầu ổn định màu sắc là quan trọng.

  • Tricloetylphotphat:

 Là một loại hợp chất hữu cơ photphat có khả năng giảm tính dễ chảy của sơn nitroxenlulo. Ngoài ra nó ít bị vàng khi tiếp xúc với ánh sáng và có hiệu lực ngay ở nhiệt độ thấp.

 Ngoài ra còn một số hóa dẻo photphat khác như Trinbutyl photphat, Octyl diphenyl photphat….

4. Hóa dẻo Stearat

 Butylstearat là chất hóa dẻo quan trọng và tiêu biểu nhất cho dòng hóa dẻo Stearat. Butylstearat là chất hoá dẻo loại hai cho Nitroxenlulo. Nó duy trì và tăng độ bền cọ xát, mài mòn của màng sơn. Vì chất hoá dẻo này làm tăng tốc độ đanh của màng sơn, nên được dùng để pha sơn nitroxenlulo khi độ bóng của màng sơn đạt được bằng quá trình đánh bóng. Thường dùng ở tỷ lệ 5% so với khối lượng nhựa (tính theo hàm lượng rắn).

 Ngoài ra còn có metyl, etyl, metyl cellosolve, cellosolve  hay butyl cellosolve  stearat.

 Ngoài các loại hóa dẻo đã trình bày ở trên còn có nhiều loại hóa dẻo khác mà trong khuôn khổ của tài liệu chưa thể trình bày hết được chỉ xin được nêu tên như là: hóa dẻo oleatat, adipat, polyeste, sebasat, hexoat….

Hiện Mega Việt Nam chúng tôi đã và đang cung cấp trên thị trường các loại hóa dẻo cho công nghiệp sản xuất sơn, nhựa…

>> Xem ngay các loại hóa chất ngành sơn nhất hiện nay trên thị trường <<

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Ban Biên tập Mega Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng,

P.Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.

Email: contact@megavietnam.vn

Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098

Website: megavietnam.vn

Hotline: 1800.577.728; Zalo: 0971.023.523