GIỚI THIỆU VỀ SƠN SẤY MELAMIN (PHẦN 1)

GIỚI THIỆU VỀ SƠN SẤY MELAMIN  (PHẦN 1)

GIỚI THIỆU VỀ SƠN SẤY MELAMIN (PHẦN 1)

Để làm sơn sấy Melamine có thể phối trộn các loại nhựa khác nhau như nhựa Alkyd, nhựa Acrylic, nhựa epoxy…. với nhựa Melamine Formaldehyd.

CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI GIA CÔNG SƠN ALKYD
MỘT SỐ CHẤT XÚC TIẾN KIM LOẠI LÀM KHÔ MÀNG SƠN
NHỰA EPOXY LÀ GÌ VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT NHỰA EPOXY
QUY TRÌNH SẢN XUẤT SƠN GỐC NHŨ TƯƠNG
MỘT SỐ PHỤ GIA CHỐNG LẮNG CHO SƠN

Giới thiệu về sơn sấy Melamin (phần 1).  

Để làm sơn sấy Melamine có thể phối trộn các loại nhựa khác nhau như nhựa Alkyd, nhựa Acrylic, nhựa Epoxy…. với nhựa Melamine Formaldehyd.

Ngoài ra, có một loại chất tạo màng khác tương tự như nhựa Melamin Formaldehyde là Nhựa Urea Formaldehyde cũng hay được dùng để phối trộn với nhựa Alkyd, Acrylic…để làm sơn khô sấy hoặc khô xúc tác axit. Hai loại chất tạo màng Melamin và Urea Formaldehyde được gọi chung là nhựa Amino

Tùy theo loại nhựa phối trộn để làm sơn mà có các loại sơn khác nhau:

  • Sơn Alkyd Melamin: phối trộn nhựa Melamin Formaldehyde với nhựa Alkyd
  • Sơn Acrylic Melamin: phối trộn nhựa melamin với nhựa Acrylic nhiệt rắn
  • Sơn Epoxy melamin: phối trộn nhựa melamin với nhựa Epoxy
  • Sơn Alkyd urea: phối trộn nhựa ureaformaldehyde với nhựa Alkyd, loại này có thể đóng rắn bằng nhiệt độ hoặc bằng axit yếu.
  • Sơn hỗn hợp: phối trộn nhựa melemin/urea với hơn một loại nhựa Alkyd, Epoxy, Alkyd...

Nếu phân loại theo quá trình khô ta có hai loại:

  • Sơn khô sấy
  • Sơn khô axit (thường hay dùng nhựa Urea) 

sơn sấy melaminẢnh: minh họa 

Phân loại theo loại nhựa phối trộn với melamin ta có nhiều loại sơn, sau đây là một số loại sơn melamin, cụ thể:

a.    Hệ sơn alkyd/melamin formaldehyde

Hệ sơn này có đặc điểm:

  • Bền mầu
  • Đanh cứng, độ bóng khá
  • Hàm rắn của sơn cao hơn so hệ Acrylic Amino
  • Bền nước và hóa chất ở mức trung bình nếu nhựa amino là Urea Formaldehyde và sẽ tốt hơn nếu là nhựa melamin formaldehyde
  • Bám dính kém khi gia công trực tiếp nên bề mặt kim loại
  • Bền ánh sáng tốt hơn so với hệ Epoxy Amino

Ta có thể cải tiến độ bám dính bằng cách cho phụ gia tăng cường bám dính hoặc phối trộn thêm nhựa epoxy.

Tỉ lệ nhựa Alkyd/Melamin khoảng 2/1 đến 3/1 tùy yêu cầu cụ thể tính năng màng sơn. Khi tỉ lệ Alkyd/Melamin tăng (tăng nhựa Alkyd) thì độ mềm dẻo tăng theo trong khi đó thì độ cứng lại giảm dần. Tăng nhựa Melamin thì độ bóng cũng tăng theo và độ bền hóa chất cũng tăng. 

Đối với lớp lót thì tỉ lệ Alkyd/Melamin sẽ lớn và người ta hay dùng nhựa urea Formaldehyde thay cho Melamin, bên cạnh đó còn thêm vào nhựa epoxy để tăng cường độ bám dính.

Trong khi đó lớp phủ yêu cầu phải cứng và bóng nên tỉ lệ alkyd/melamin phải nhỏ.

Hệ sơn này sẽ khô khi được sấy ở 110°C-120°C/15-90 phút (trong một số trường hợp đặc biệt có thể sấy tới 130-140°C), nhiệt độ và thời gian sấy có thể giảm nếu ta dùng một xúc tác axit (hay dùng là dẫn xuất hữu cơ của axit phosphoric). 

Nhiệt độ và thời gian sấy có ảnh hưởng đến tính năng màng sơn nếu nhiệt độ sấy cao thì màng sơn đanh và cứng hơn, bền hóa chất hơn nhưng sẽ dòn hơn. Để đạt được màng sơn khô thì thời gian sấy và nhiệt độ tỉ lệ nghịch: nhiệt độ sấy cao thì thời gian ngắn và ngược lại.

b. Sơn alkyd/urea formaldehyde (AK/UF):

Tỉ lệ AK/UF có thể là 1,6/1 đến 2/1 (theo hàm lượng rắn) ở loại sơn đóng rắn bằng nhiệt độ hoặc 1,2/1-1,4/1 đối với sơn đóng rắn bằng axit. Sơn AK/UF khô bằng nhiệt độ hay được dùng để sơn tủ lạnh dùng làm lớp sơn lót. Còn nếu đóng rắn bằng axit thì hay dùng để sơn gỗ.

c. Hệ Epoxy/melamin hoặc Epoxy/alkyd/melamin:

Việc có mặt epoxy sẽ tăng cường độ bền hóa học, bền nước và đặc biệt độ bám dính sẽ được tăng cường rất nhiều. Nhưng đổi lại độ bền ánh sáng của nó sẽ kém đi. Để có thể tương hợp với amino nhựa epoxy phải có trọng lượng phân tử nhỏ (dưới 1000). Nếu hệ sơn là epoxy/melamin formaldehyde (EP/MF) thì tỉ lệ EP/MF là  7/3, nếu là hệ EP/AK/MF thì tỉ lệ là ½/1. Nhiệt độ sấy yêu cầu là 150°C trong thời gian15-30 phút

d. Hệ acrylic/amino:

Thông thường là Acrylic Melamin. Hệ sơn này có ưu điểm là đanh hơn sơn Alkyd Melamin (có thể tương đương Epoxy Melamin), độ bóng cao, bền hóa chất hơn Alkyd Melamin, bền thời tiết hơn EP/MF nhưng bám dính kém hơn EP/MF, do đó người ta hay thêm phụ gia tăng cường bám dính hay nhựa epoxy nếu màng sơn được phun trực tiếp lên bề mặt kim loại. Sơn này hay được dùng để sơn phủ ôtô, xe máy và nhiều vật dụng dùng trong gia đình.

>> Nhận tư vấn các giải pháp kỹ thuật trong quá trình thi công sản phẩm <<
 

Bảng 1: So sánh tính năng hai loại nhựa Melamin Formaldehyde và Urea Formaldehyde

Nhựa Melamin

Nhựa Urea

- Khô nhanh hơn.

- Bền kiềm và xà phòng hơn.

- Sự chịu đựng tốt hơn,nếu chẳng may bị sấy quá nhiệt

- Màng sơn khó nhăn hơn,do đó có thể gia công màng dầy hơn.

- Độ bóng ban đầu và tính chảy tốt hơn.

- Hàm lượng nhựa amino trên tổng hàm rắn nhựa thấp hơn.

- Bền thời tiết hơn (tốt nhất trong các loại amin formaldehyde).

- Màng sơn cứng hơn.

- Bám dính trên kim loại tốt hơn.

- Có thể khô tại nhiệt độ thấp với xúc tác axit.

- Kinh tế nhất

>> Xem ngay các loại hóa chất ngành sơn tốt nhất trên thị trường hiện nay <<

Trên đây là những kiến thức cơ bản về sơn sấy Melamin( sơn sấy), chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc, có cái nhìn tổng quát hơn và những thông tin bổ ích phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập và công việc. 

Nếu bạn quan tâm hoặc cần thêm thông tin gì, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Ban Biên tập Mega Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng,

P.Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.

Email: contact@megavietnam.vn

Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098

Website: megavietnam.vn

Hotline: 1800.577.728; Zalo: 0971.023.523