HÓA CHẤT NGÀNH GỐM SỨ THỦY TINH

HÓA CHẤT NGÀNH GỐM SỨ THỦY TINH

HÓA CHẤT NGÀNH GỐM SỨ THỦY TINH

Ngày nay, nhu cầu sử dụng các sản phẩm làm từ gốm, sứ, thủy tinh đã trở nên phổ biến đối với chúng ta. Các sản phẩm này không chỉ phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn được dùng như những vật phẩm trang trí quý giá. 

PHỤ GIA TĂNG BÓNG OLEAMIDE CHO SẢN XUẤT BAO BÌ PP, PE
HIỆN TƯỢNG CO NGÓT TRONG SẢN XUẤT VẬT LIỆU COMPOSITE VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
CÁC PHỤ GIA CHỐNG CHÁY CHO SẢN XUẤT NHỰA
NHỮNG LỖI CƠ BẢN KHI SẢN XUẤT NHỰA COMPOSITE
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KEO DÁN SC2000 VÀ SC4000


1. Hóa chất ngành gốm sứ thủy tinh là gì?

Đó là những chất phụ gia được đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất, chế tạo ra các sản phẩm. Chúng có công dụng chính là giúp cho sản phẩm có những đặc tính như mong muốn. Có chất làm tăng độ dẻo, có chất lại làm giảm độ dẻo, có chất trợ cháy, có chất lại tạo thủy tinh, tạo màu hay làm mờ…

Vai trò của hóa chất ngành gốm sứ thủy tinh:

– Với những tác dụng như thế, chúng giúp cho những người sản xuất bớt khó khăn hơn trong việc tạo ra sản phẩm, góp phần nâng cao chất lượng và giá thành của sản phẩm khi được đưa ra thị trường.

– Ví dụ như trong quy trình sản xuất thuỷ tinh, nếu người ta không tìm ra được loại cát sạch tinh khiết mà chỉ có loại cát lẫn sắt, để giảm màu xanh lục do sắt gây ra, người thợ cần phải bổ sung thêm hóa chất manga dioxit nhằm điều chỉnh hiệu ứng màu sắc của thủy tinh.

– Hay như trong sản xuất gốm, để khắc phục tình trạng men chảy loãng và chảy khỏi về mặt phủ men, người ta dùng Alumina ( Nhôm ôxit) giúp làm tăng độ bền cho men

hoa chat nganh gom su thuy tinh

Hóa chất ngành gốm sứ thủy tinh

2. Các loại hóa chất ngành gốm sứ thủy tinh.

Trong nền công nghiệp hóa chất ngành gốm sứ thủy tinh, có đa dạng về chủng loại và sản phẩm khác nhau. Nhưng phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi nhất phải kể đến những hóa chất sau:

Natri Sunphat (Na2SO4): là chất phụ gia trong sản xuất thủy tinh, có dạng bột màu trắng, không mùi.

Thủy tinh lỏng hay Natri Silicat (Na2SiO3): được sử dụng như là chất phụ gia trong sản xuất gốm sứ.

Oxit sắt đen (FeO): là chất trợ chảy mạnh.

Oxit sắt từ (Fe3O4): dùng tạo đốm nâu li ti trong men. Thêm Fe2O3 với hàm lượng dưới 2% vào men giúp giảm rạn men.

Oxit sắt đỏ (Fe2O3): Chất tạo màu phổ biến nhất trong ngành gốm. Đặc biệt, tùy theo sự khác biệt của nhiệt độ nung, môi trường lò, thời gian nung, thành phần hóa học của men mà sắt có thể tạo những màu khác nhau.

Kẽm oxit (ZnO): ở khoảng 1000°C bắt đầu chức năng trợ chảy. Đồng thời nó có thể là chất làm mờ khi ở hàm lượng cao.

Antimony Trioxide (Sb2O3): được sử dụng làm chất chống cháy và chất chắn sáng trong quy trình sản xuất gốm sứ, gạch men, thủy tinh.

Oxit nhôm (Al2O3): là 1 trong những thành phần của gốm sứ alumina. Khi kết hợp với silica và các ôxít trợ chảy, alumina ngăn chặn sự kết tinh, nhờ đó tạo thành thủy tinh – men ổn định.

Xút hạt hay Sodium Hydroxide (NaOH 99%): được dùng để làm sạch các chai thủy tinh.

Trong sản xuất kinh doanh, để thành công cần phải tạo ra số lượng lớn các sản phẩm, trong thời gian nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí mà sản phẩm vẫn phải đạt được chất lượng cao. Vì thế đối với nền sản xuất gốm sứ thủy tinh, điều quan trọng không thể thiếu chính là áp dụng những hiệu quả mà hóa chất ngành gốm sứ thuỷ tinh mang lại.

Và hiện nay Công ty TNHH Hóa chất Mega Việt Nam đang cung cấp rất nhiều loại hóa chất cho ngành sản xuất gốm sứ, thủy tinh.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Ban Biên tập Mega Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng,

P.Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.

Email: contact@megavietnam.vn

Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098

Website: megavietnam.vn

Hotline: 1800.577.728; Zalo: 0971.023.523