NGUYÊN LIỆU - CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SƠN GỖ PU 2K TRONG NHÀ
Sơn gỗ PU 2K trong nhà là một trong những loại sơn gỗ phổ biến cho đồ gỗ nội thất. Đại diện tiêu biểu là 3 loại sơn: sơn lót, sơn phủ bóng, sơn phủ mờ 50
MỘT SỐ CHẤT XÚC TIẾN KIM LOẠI LÀM KHÔ MÀNG SƠN
NHỰA EPOXY LÀ GÌ VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT NHỰA EPOXY
QUY TRÌNH SẢN XUẤT SƠN GỐC NHŨ TƯƠNG
MỘT SỐ PHỤ GIA CHỐNG LẮNG CHO SƠN
NGUYÊN LIỆU - CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SƠN GỖ PU 2K TRONG NHÀ
1. Giới thiệu về sơn gỗ PU 2K
Thị trường sơn gỗ Việt Nam rất đa dạng về chủng loại, chất lượng, nguồn gốc. Sau một thời gian dài hình thành và phát triển, các doanh nghiệp sản xuất trong nước đã và đang đáp ứng được phần lớn nhu cầu của thị trường. Sơn gỗ có thể là loại 1K hoặc 2K, sơn khô tự nhiên hoặc khô bằng tia UV. Sơn gỗ được phân loại theo công nghệ như sơn gốc dung môi, sơn gốc nước, sơn hàm rắn cao và sơn đóng rắn bằng tia UV.
Sơn gỗ PU 2K trong nhà là một trong những loại sơn gỗ phổ biến cho đồ gỗ nội thất. Đại diện tiêu biểu là 3 loại sơn: sơn lót, sơn phủ bóng, sơn phủ mờ 50.
- Sơn gỗ lót là lớp sơn đầu tiên được sơn trực tiếp lên bề mặt gỗ với mục đích lấp tim gỗ, tăng khả năng kết dính giữa bề mặt gỗ và lớp sơn phủ, bảo vệ gỗ từ bên trong, tăng độ mịn – phẳng của bề mặt gỗ trước khi sơn lớp phủ.
- Sơn phủ bóng và phủ mờ 50 là lớp sơn tiếp theo sau khi sơn lớp lót và pha màu (nếu có), giúp tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm nội thất sau khi hoàn thiện, bảo vệ bề mặt gỗ từ môi trường bên ngoài (như chống cào xước, chịu ẩm). Tùy vào nhu cầu thẩm mỹ của sản phẩm mà người ta lựa chọn sơn phủ bóng hoặc mờ.
- Sơn phủ bóng thường có độ bóng rất cao (trên 95 GU). Thị trường có 4 loại phổ biến: mờ 30 – 50 – 75 và 100.
2. Nguyên liệu sản xuất sơn gỗ PU 2K
Nguyên liệu chính cho sơn gỗ PU 2K bao gồm: Nhựa Alkyd short oil, đóng rắn Izocianate loại TDI, phụ gia và dung môi.
- Nhựa Alkyd short oil đóng vai trò là chất tạo màng. Tùy thuộc vào loại sơn gỗ PU 2K là lót hay phủ, bóng hay mờ, nhà sản xuất sẽ lựa chọn loại nhựa short oil phù hợp. Nhựa short oil cho gỗ có 4 loại chính: nhựa gốc dầu đậu nành, nhựa gốc dầu dừa, nhựa tổng hợp và nhựa đi từ một số loại dầu đặc biệt khác (như caster oil, tall oil...)
- Chất đóng rắn TDI phản ứng hóa học với nhựa short oil tạo thành liên kết nội bên trong màng sơn và liên kết ngoại - giữa màng sơn với bề mặt gỗ (đối với sơn lót) và giữa các lớp sơn với nhau
- Phụ gia có vai trò điều chỉnh, tăng cường một số tính chất của màng sơn như: chống tạo bọt, chống lắng, căng mặt, làm mờ...
- Dung môi có vai trò pha loãng, điều chỉnh độ nhớt khi thi công.
Ảnh: Một số hóa chất sản xuất sơn gỗ PU 2K
3. Quy trình thi công thực nghiệm và đánh giá thành phẩm tại Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Megarad
- Mẫu sơn thành phẩm tại phòng thực nghiệm Megarad của Mega Việt Nam được chạy theo quy trình sau:
Lên kế hoạch thực nghiệm --> Chuẩn bị nguyên liệu mẫu --> Chạy mẫu --> Mẫu sơn thành phẩm.
>> Xem thêm video: Công nghệ sản xuất sơn gỗ PU 2K <<
- Mẫu sơn được lọc bỏ tạp chất, phun mẫu để đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật.
Tại phòng thực nghiệm Megarad, chúng tôi thực nghiệm 3 mẫu sơn gỗ PU2K thành phẩm đại diện, bao gồm: sơn lót, sơn phủ bóng và sơn phủ mờ 50.
Mẫu sơn đồng nhất, sánh, mịn:
- Sơn lót có độ nhớt khoảng 16-20 Pa.s , hàm rắn khoảng 64 %.
- Sơn phủ bóng có độ nhớt khoảng 85-90 KU, hàm rắn khoảng 67 %
- Sơn phủ mờ có độ nhớt khoảng 2,5-3 Pa.s, hàm rắn khoảng 60 %.
Để đánh giá chất lượng của mẫu sơn thành phẩm, chúng tôi thực hiện thi công mẫu lên tiêu bản gỗ. Quy trình thi công bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị tiêu bản gỗ. Xử lý bề mặt tiêu bản bằng chà nhám, xử lý các khuyết tật (nếu có) cho bề mặt tiêu bản gỗ trơn mịn.
- Bước 2: Chuẩn bị mẫu sơn trước khi phun: Pha sơn gốc, chất đóng rắn và dung môi theo đúng tỷ lệ.
- Bước 3: Cố định tiêu bản lên giá phun
- Bước 4: Chuẩn bị súng phun. Kiểm tra bec phun.
- Bước 5: Phun lớp lót thứ nhất phun mẫu từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Số lượt vừa đủ để đảm bảo lấp đầy các tim gỗ.
- Bước 6: Sau tối thiểu 1 giờ, dùng giấy ráp mịn tiến hành xả nhám bằng máy (hoặc tay) và vệ sinh sạch tiêu bản.
Tại bước này, chất lượng của sơn lót được đánh giá đầy đủ.
- Bước 7: Tiếp tục phun lớp lót thứ 2, tùy bề mặt từng loại gỗ sẽ phun với độ dày khác nhau.
- Bước 8: Sau tối thiểu 1 giờ, tiếp tục xả nhám và vệ sinh sạch tiêu bản
- Bước 9: Phun lớp phủ bóng hoặc lớp phủ mờ tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Phun mẫu từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Số lượt vừa đủ để đảm bảo bề mặt căng, trong và dàn trải đều.
- Bước 10: Lưu tiêu bản ở khu vực sạch, ít bụi à Đánh giá bề mặt, thời gian khô mặt và khô cấp. Đợi mẫu khô hoàn toàn sau 7 ngày để đánh giá các chỉ tiêu cơ lý khác.
4. Đánh giá mẫu sơn thành phẩm
Tiêu bản mẫu đạt yêu cầu là tiêu bản có ngoại quan phẳng, căng, trong, dàn trải tốt , không bị bọt, rôm và có độ dày khô trong tiêu chuẩn test mẫu.
Tiêu bản mẫu được đánh giá các chỉ tiêu cơ lý sau: Thời gian xả nhám (với sơn lót). Bề mặt màng sơn, độ cứng bút chì, độ bóng, độ bám.
Ảnh: Bảng kết quả đánh giá sơn gỗ PU 2K
Bề mặt màng sơn khô nhanh, có độ dày khô trong khoảng 50 – 60 μm.
+ Với lớp lót: Thời gian xả nhám tối thiểu 1h, dàn trải tốt không bị tạo váng, độ bám tốt (điểm 1), độ cứng bút chì (HB).
+ Với phủ mờ: Bề mặt mịn, có độ sâu, mát tay, Độ bám tốt (điểm 1), độ bóng đạt (khoảng 50-55GU), độ cứng bút chì (H)
+ Với phủ bóng: Bề mặt căng bóng, có độ trong, đanh, mát tay, độ bám tốt (điểm 1), độ bóng cao (trên 95 GU), độ cứng bút chì (H)
Sau khi đánh giá các chỉ tiêu cơ bản, mẫu sơn gỗ PU 2K trong nhà tiếp tục được theo dõi lưu kho trong vòng tối thiểu 1 năm.
5. Một số lưu ý đối với sản phẩm sơn gỗ PU 2K.
- Hiện tượng tăng độ nhớt khi lưu kho
- Sơn dễ bị lắng bột, gel khi lưu kho
- Sơn bị chậm khô khi thi công
- Màng sơn bị bọt khí, rôm, sần bề mặt
- Bề mặt màng sơn bị mốc khi thi công ở thời tiết nồm ẩm
Ảnh: Sơn gỗ PU 2K bị bột
Công ty Hóa chất Mega Việt Nam cung cấp nguyên liệu đảm bảo và ổn định, đồng thời cung cấp dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ sản xuất dựa trên thực nghiệm với độ tin cậy cao.
>> Xem ngay các loại hóa chất ngành sơn tốt nhất hiện nay trên thị trường <<
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Ban Biên tập Mega Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng,
P. Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.
Email: contact@megavietnam.vn
Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Website: megavietnam.vn
Hotline: 1800.577.728; Zalo: 0971.023.523