NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG SƠN

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG SƠN

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG SƠN

Sơn là hỗn hợp của nhiều cấu tử có tỉ trọng khác nhau trong đó có bột màu vô cơ, bột độn.

CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI GIA CÔNG SƠN ALKYD
MỘT SỐ CHẤT XÚC TIẾN KIM LOẠI LÀM KHÔ MÀNG SƠN
NHỰA EPOXY LÀ GÌ VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT NHỰA EPOXY
QUY TRÌNH SẢN XUẤT SƠN GỐC NHŨ TƯƠNG
MỘT SỐ PHỤ GIA CHỐNG LẮNG CHO SƠN

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG SƠN

I. CHUẨN BỊ THI CÔNG SƠN

1. Chuẩn bị sơn trước khi sử dụng.

Sơn là hỗn hợp của nhiều cấu tử có tỉ trọng khác nhau trong đó có bột màu vô cơ, bột độn thường có tỉ trọng gấp 3 đến 5 lần nhựa và dung môi nên chúng có xu hướng tách lớp nhẹ trong quá trình lưu giữ và bảo quản, thường thì bột màu lắng xuống dưới, dầu bóng nổi lên trên. Vì vậy, công tác chuẩn bị trước khi sơn là tháo bỏ nắp thùng, dùng máy khuấy cầm tay hoặc que khuấy dạng máy chèo khuấy thật kỹ đến khi sơn trong thùng trở thành một hệ đồng nhất mới được đem sử dụng.
Một vài loại sơn khô tự nhiên (như sơn Alkyd, sơn dầu…)  có thể có màn trên bề mặt thùng sơn sau một thời gian bảo quản. Lớp màn này phải được vớt ra trước khi khuấy, tuyệt đối không được lẫn lớp màn này vào hỗn hợp sơn.
Mỗi loại sơn đều có mục đích sử dụng nhất định và mỗi loại phương tiện đòi hỏi sử dụng các loại sơn khác nhau theo yêu cầu tính năng kỹ thuật của từng khu vực trên phương tiện cũng như khả năng kinh tế của từng khách hàng. Vì vậy phải kiểm tra kỹ chủng loại, kí hiệu của từng loại sơn được ghi trên bao bì có đúng với mục đích yêu cầu sử dụng hay không, đặc biệt các loại sơn sử dụng cho phần dưới mớn nước và mớn nước thay đổi. Nếu sử dụng không đúng thì màng sơn sẽ nhanh chống bị hư hỏng, gây lãng phí tiền và nhân công sửa chữa lại.
Các loại sơn được sản xuất đều có độ nhớt  phù hợp với điều kiện sử dụng mà không cần phải pha loãng thêm. Tuy nhiên, nếu khách hàng có nhu cầu pha loãng thì chỉ được sử dụng các loại dung môi phù hợp theo chỉ định của công ty Hải Vân cho từng loại sơn và tỉ lệ pha thêm không quá 5%. Nếu sử dụng dung môi không đúng hoặc sử dụng quá nhiều dung môi pha loãng có thể gây hư hỏng sơn và tạo ra các khiếm khuyết ảnh hưởng đến tính chất kỹ thuật của màng sơn.

2. Thời gian sống của sơn

Khác với loại sơn một thành phần, màng sơn hai thành phần được tạo thành do phản ứng hóa học của sơn (phần A) và chất đóng rắn (phần B). Trước khi sơn các loại sơn hai thành phần người ta đổ chất đóng rắn vào sơn và khuấy kỹ trước khi sơn. Vì sơn và chất đóng rắn phản ứng hóa học với nhau nên độ nhớt của hỗn hợp tăng dần và chất lượng của mán sơn chỉ đạt yêu cầu trong khoản thời gian nhất định được gọi là thời gian sống của sơn và được định nghĩa như sau:
“ Thời gian sống của sơn hai thành phần là khoản thời gian sau khi phối trộn sơn và chất đóng rắn mà trong khoản thời gian đó một thùng đựng 5 lít sơn vẫn có thể dùng súng phun để sơn mà không cần bổ sung thêm 5-10% dung môi so với thể tích bình thường”.

thi cong son

3. Điều kiện thời tiết để thi công sơn

Chỉ được sơn khi thời tiết cho phép. Tuyệt đối không được sơn khi bề mặt đang ở trạng thái ẩm ướt hoặc môi trường xung quanh không phù hợp (độ ẩm không khí, nhiệt độ) vì nếu tiếp tục thi công thì chất lượng màn sơn sẽ suy giảm và nhanh chống bong tróc sau một thời gian ngắn sử dụng. chính vì các lý do này mà  quá trình sơn chỉ được tiến hành trong điều kiện thời tiết khô ráo, nhiệt độ môi trường nằm trong khoản từ 5-400C và độ ẩm tương đối không được vượt quá 85%. Tránh sơn vào thời điểm trời chuẩn bị mưa hoặc sau mưa.
Cần chú ý các vấn đề sau khi thi công sơn.

thoi tiet thi cong son

Ảnh hường của thời tiết 


Ở nhiệt độ thấp dưới 50C (410F) thì khả năng khô của sơn Epoxy sẽ giảm xuống và một số loại sơn khác sẽ không khô được.
Ở nhiệt độ trên 400C màn sơn khô tương đối nhanh và phải cẩn thận để tránh phun khô. Điều này xảy ra là do việc mất dung môi trong sơn quá nhanh do tốc độ bay hơi dung môi ở nhiệt độ này là rất cao và khoản cách vòi phun và bề mặt cần sơn quá xa. Chúng ta có thể tránh vấn đề này bằng cách đưa đầu vòi phun gần bề mặt cần sơn hơn và bổ xung thêm dung môi pha loãng nhưng không vượt quá 5%.

II. BẢO QUẢN SƠN VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG SƠN

1. Bảo quản sơn

Sơn là một hỗn hợp gồm chất kết dính, bột màu, dung môi và phụ gia. Ở điều kiện bình thường sẽ không có gì trở ngại, nhưng ở nhiệt độ cao sẽ xãy ra những phản ứng giữa bột màu, chất kết dính và phụ gia là tăng độ nhớt, giảm độ bám dính, độ cứng, độ bóng… của màng sơn. Vì vậy sơn phải được abor quản trong kho ở những nơi thoáng mát, khô ráo, không bị mưa tạt và nhiệt độ nằm trong khoảng từ 10 – 300C.
Nếu tuân thủ đúng các điều kiện trên thì thời hạn sử dụng các loại sơn do công ty sản xuất như sau:
Sơn Alkyd                                                                              24 tháng kể từ ngày sản xuất
Sơn Alkyd biến tính                                                              24 tháng kể từ ngày sản xuất
Sơn Epoxy                                                                             24 tháng kể từ ngày sản xuất
Sơn cao su Clo hóa                                                               24 tháng kể từ ngày sản xuất
Sơn chống hà                                                                        24 tháng kể từ ngày sản xuất 

2. An toàn trong thi công sơn

Sơn là một chất độc hại, dễ gây cháy nổ, vì vậy khi thi công cần hết sức chú ý để phòng ngừa các tai nạn rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

Phòng ngừa cháy nổ

Trong thành phần của sơn có chứa nhiều chất gây cháy như: dung môi, nhựa… trong qua trình thi công dung môi sẽ bay hơi và kết hợp với không khí ở môi trường xung quanh tạo ra một hỗn hợp nguy hiểm, do đó không được sủa dụng lửa, hút thuốc hoặc sử dụng các chất gây cháy hoặc sinh nhiệt ở khu vực thi công sơn. Phải có các biện pháp phòng ngừa để tránh phát ra các tia lửa điện từ nguồn cung cấp điện hoặc sự tiếp xúc giữa các vật thể rắn với nhau. Khi thi công ở các khu vực kính như hầm máy, khoang hầm hàng, hầm Ballast…. Phải có các biện pháp thông thoáng thật tốt.

Nếu xảy ra hiện tượng cháy, cần chú ý:

+ Sử dụng bình bột, bình CO2 để đập lửa , không nên sử dụng nước để dập cháy vì khi đó nước hào lẫn vào dung môi và đám cháy lan ra rất nhanh.

+ Tuyệt đối tránh hít khói từ đám cháy vì khói chứa rất nhiều độc chất nguy hại, nguy hiểm cho tính mạn con người. Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động và sử dụng các công cụ chữa cháy phù hợp để dập tắt đám cháy.

an toan khi thi cong sonĐảm bảo an toàn khi thi công sơn

>>> Nhận tư vấn các giải pháp kỹ thuật trong quá trình thi công sản phẩm <<<

Sơn dính và cơ thể và mắt

Cần chon quần áo bảo hộ lao động phù hợp sao cho che được càng nhiều cơ thể càng tốt. Phải mang găng tay và mặt nạ hoặc kiếng để bảo vệ mắt.
Nếu bị sơn dính vào da, dùng giẻ khô lao kỹ sau đó dùng nước sạc pha xà phòng để rửa sạch vết sơn. Hạn chế sử dụng dung môi pha sơn để tẩy sơn trên da.
Mắt là bộ phận rất nhạy cảm, do đó nếu bị sơn dính vào mắt phải lập tứ dụng nước sạch để rửa mắt trong thời gian ít nhất 10 phút sau đó đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để chữa trị kịp thời.
Sau khi kết thúc công việc, nhớ rửa tay, súc miệng và sau đó vệ sinh cơ thể thật kỹ. trong trường hợp khi đang thi công mà quần áo bị sơn đỗ vào thì phải thay ngay bộ mới.

Tránh hít phải hơi sơn

Cần chú ý các biện pháp sau để tránh hiện tượng hít phải bụi sơn, hơi dung môi:
+ bảo đảm khu vực thi công phải thông thoáng để dung môi thoát nhanh. Nếu khu vực thi công sơn không được thông thoáng thì phải trang bị mặt nạ phòng độc hoặc bình dưỡng khí.
+ không được sử dụng giẻ koo thay khẩu trang để bịt miệng vì khả năng ngăn ngừa bụi sơn vào cơ thể rất kém.
+ không được ăn uống hoặc để thức ăn trong khu vực có cất giữ sơn hoặc đang sơn.
+ khi bị choáng hoặc bị ngất do hít phải hơi sơn thì phải nhanh chống đưa người bị nạn ra nơi thoáng mát, hô hấp nhân tạo sau đó đưa đến bệnh viện gần nhất để điều trị.

Các chú ý khi thi công trong khu vực kín, điều kiện thông thoáng kém.

Sử dụng các hệ thống thông gió để thông thoáng khu vực thi công
Kiểm tra kĩ các thiết bị thi công để tránh hiện tượng đánh tia lửa điện trong quá trình thi công sơn
Chỉ sử dụng các thiết bị điện và chiếu sáng theo quy định và được kiểm tra kĩ trước sử dụng để đảm bảo an toàn
Nên sử dụng mặt nạ phòng độc, bình dưỡng khí
Không nên kéo dài thời gian thi công quá quy định. Để đảm bao sức khỏe, tốt nhất nên duy trì một khoảng thời gian làm việc nào đó thì nghỉ giải lao để sức khỏe được phục hồi.
Luôn luôn phải có hai người khi thi công ( người làm, người nghỉ) để đảm bảo an toàn.Trên đây là một số kiến thức cơ bản mà chúng tôi tổng hợp được từ đội ngũ kỹ thuật sơn cũng như kinh nghiệm từ thực tiễn thi công ngoài công trình.

Hiện tại Mega Việt Nam chúng tôi cung cấp đầy đủ các loại nguyên liệu hóa chất trong quá trình sản xuất thi công sơn như nhựa alkyd, nhựa, đóng rắn epoxy, acrylic poluol, nhựa acrylic 1k, các loại nhựa biến tính, bột độn từ các hãng sản xuất hàng đầu thế giới, rất mong được phục vụ quý bạn đọc.

>>> Chúng tôi chuyên cung cấp nguyên liệu cho sản xuất sơn xem ngay để được ưu đãi tốt nhất<<<

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Ban Biên tập Mega Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng,

P. Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.

Email: contact@megavietnam.vn

Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098

Website: megavietnam.vn

Hotline: 1800.577.728; Zalo: 0971.023.523