SƠN TĨNH ĐIỆN VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT SƠN TĨNH ĐIỆN
Hiện nay công nghệ sơn tĩnh điện được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp hàng hải, công nghiệp hàng không, công nghiệp chế tạo xe hơi và xe gắn máy,…
MỘT SỐ CHẤT XÚC TIẾN KIM LOẠI LÀM KHÔ MÀNG SƠN
NHỰA EPOXY LÀ GÌ VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT NHỰA EPOXY
QUY TRÌNH SẢN XUẤT SƠN GỐC NHŨ TƯƠNG
MỘT SỐ PHỤ GIA CHỐNG LẮNG CHO SƠN
1. Sơn tĩnh điện là gì
Sơn tĩnh diên còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột của nó và khi sử dụng nó sẽ được tích một điện tích (+) khi đi qua một thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện, đồng thời vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứng bám dính giữa bột sơn và vật sơn.
Sơn tĩnh điện là công nghệ không những cho ta những ưu điểm về kinh tế mà còn đáp ứng được vấn đề môi trường cho hiện tại và tương lai vì tính chất không có dung môi trong đó. Do đó vấn đề ô nhiễm môi trường trong không khí và trong nước hoàn toàn không có như ở sơn nước .
Ưu điểm
Về kinh tế: 99% sơn được sử dụng triệt để (bột sơn dư trong quá trinh phun sơn được thu hồi để sử dụng lại).
- Không cần sơn lót
- Làm sạch dễ dàng những khu vực bị ảnh hưởng khi phun sơn do phun sơn không đạt yêu cầu.
- Tiết kiệm thời gian hoàn thành sản phẩm.
Về đặc tính sử dụng:
- Quy trình sơn có thể thực hiện tự động hóa dễ dàng (dùng hệ thống phun sơn bằng sung tự động).
- Dễ dàng vệ sinh khi bột sơn bám lên người thực hiện thao tác hoặc các thiết bị khác mà không cần dùng bất cứ loại dung môi nào như đối với sơn nước.
Về chất lượng:
- Tuổi thọ thành phẩm lâu dài.
- Độ bóng cao
- Không bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay thời tiết.
- Màu sắc phong phú và có độ chính xác.
Yêu cầu tính chất:
- Khả năng chịu nhiệt cao và ít bị ảnh hưởng môi trường (bao gồm nóng và lạnh)
- Có khả năng điều chỉnh được độ dày mỏng của sơn.
- Độ bao phủ bề mặt cao.
Ứng dụng của công nghệ sơn tĩnh điện
- Công nghiệp hàng hải, công nghiệp hàng không, công nghiệp chế tạo xe hơi và xe gắn máy… các lĩnh vực như sơn trang trí, xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng…
v Điều kiện bảo quản - Điều kiện để bảo quản bột sơn tĩnh điện rất an toàn vì không sợ cháy nổ do nó là dạng bột khô không chứa dung môi và không tốn nhiều chi phí, chỉ cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau là chúng ta có thể bảo quản bột sơn an toàn và hiệu quả nhất:
- Để nơi khô ráo, thoáng mát
- Nhiệt độ bảo quản dưới 33oC (rất phù hợp với thời tiết và khí hậu của Việt Nam)
- Chỉ nên chất lên cao tối đa là 5 lớp
2. Quy trình của công nghệ sản xuất sơn tĩnh điện
Để sản xuất được sơn bột có chất lượng tốt, màu sắc chuẩn các thì cần phải thực hiện theo 4 giai đoạn, đó là: khuấy trộn, đùn và cán đập nhỏ, nghiền tinh, và đóng gói sản phẩm. Cụ thể như sau:
Giai đoạn khuấy trộn
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, dụng cụ và trang bị đầy đủ các đồ bảo hộ lao động thì người thợ sẽ thực hiện nhiệm vụ cân nguyên liệu theo đơn phối liệu được đưa vào thùng của máy trộn sau đó trộn đều rồi bắt đầu chuyển qua giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn đùn và đập nhỏ
Tiến hành gia nhiệt cho thiết bị rồi mở van nước làm mát và dùng nhựa để rửa máy. Sau đưa thành phẩm từ công đoạn khuấy trộn đưa vào máy đùn và nhào trộn khuếch tán vào nhau rồi làm lạnh. Tiếp tục cán mỏng thành phẩm thành những tấm rộng từ 10 – 50 cm có độ dày khoảng 1 – 2mm và cho qua băng tải rồi tiếp tục làm mát kết hợp với cán đập thành những mảnh nhỏ, rộng từ 1 – 5cm.
Công đoạn nghiền tinh
Ở giai đoạn này thì thành phẩm sẽ được sẽ được nghiền thành những hạt bột có kích thước từ vài micron đến vài chục micron và được phân loại bằng cyclon nhằm loại bỏ những hạt có kích thước quá lớn hoặc quá nhỏ.
Đóng gói sản phẩm
Tiến hành đóng gói sản phẩm sau khi sản phẩm được hoàn tất với tiêu chí có chất lượng đạt yêu cầu. Chú ý bảo quản nguyên liệu ở nơi có nhiệt độ khô ráo và thoáng mát, chống làm hỏng sơn
3. Tiêu chuẩn kỹ thuật sơn bột tĩnh điện theo Viện Khoa Học - Hóa Học Việt Nam
4. Quy trình sơn bột tĩnh điện
a. Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn
Mục đích và Yêu cầu của bước 1 Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn : Sản phẩm được xử lý bằng các loại hóa chất hay cơ học để đạt các tiêu chí sau:
- Sạch Dầu mỡ ( dầu mỡ công nghiệp phát sinh trong quá trình chế tạo phôi và gia công cơ khí).
- Sạch rỉ sét.
- Chống rỉ sét trở lại trong khi chờ sơn.
- Tạo lớp bám dính tốt cho màng sơn, tăng hiệu quả bền uốn, va đập.
b. Làm khô và kiểm tra bề mặt
Mục đích và Yêu cầu của bước 2 Làm khô và kiểm tra bề mặt trước khi sơn : Sản phẩm sau khi xử lý bước 1 còn ướt, do đó cần làm khô và sạch bụi đồng thời kiểm tra lại các lỗi xử lý còn tồn tại để tiến hành sơn. Có thể để cho vật sơn tự khô (phơi nắng), dùng gió (quạt), nhiệt ( Lò để sấy khô thủ công hay Lò Sấy khô Tự động)
c. Sơn tĩnh điện Bột
Mục đích và Yêu cầu của bước 3 Sơn tĩnh điện Bột : Sản phẩm được sơn phủ bề mặt bằng sơn Bột Tĩnh điện(Powder Coatings) .Các tiêu chí đánh giá việc sơn phủ này
- Súng phun sơn an toàn, ổn định, độ bền cao.
- Màng sơn phun vào hết những góc nhỏ hẹp, độ bám dính sơn tốt đồng đều.
- Buồn phun và thu phải hồi đạthiệu suất thu hồi bột cao.
- Các thiết bị phù hợp công suất và nhu cầu thực tế.
- Đơn giản, dễ sử dụng, dễ thay thế, dịch vụ bảo hành bảo trì uy tín.
d. Sấy Sơn
Mục đích và Yêu cầu của bước 4 Sấy Sơn: Sản phẩm sau khi sơn phủ bề mặt bằng sơn Bột Tĩnh điện(Powder Coatings) phải được sấy ở khoảng nhiệt độ 180 – 200oC trong thời gian 10 phút.Các tiêu chí đánh giá việc Sấy sơn này
- Lò sấy an toàn, ổn định, độ bền cao.
- Vật sơn bảo đảm sấy đủ nhiệt theo yêu cầu của từng loại sơn.
- Hệ số cách nhiệt cao, hiệu suất sử dụng nhiệt tối ưu.
- Lò sấy phù hợp công suất và nhu cầu thực tế.
- Đơn giản trong vận hành, dễ thay thế, dịch vụ bảo hành bảo trì uy tín.
- Bảo đảm các tính năng kiểm soát nhiệt, và an toàn cao.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Ban Biên tập Mega Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng,
P.Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.
Email: contact@megavietnam.vn
Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Website: megavietnam.vn
Hotline: 1800.577.728; Zalo: 0971.023.523