SỰ KHÁC NHAU GIỮA SƠN UV VÀ SƠN PU TRONG NGÀNH GỖ

SỰ KHÁC NHAU GIỮA SƠN UV VÀ SƠN PU TRONG NGÀNH GỖ

SỰ KHÁC NHAU GIỮA SƠN UV VÀ SƠN PU TRONG NGÀNH GỖ

Nếu như chúng ta đã từng biết sơn PU 1K và PU 2K, sơn men rồi thì sơn UV là một thuật ngữ khá mới mẻ trong ngành sơn nội thất vài năm trở lại đây. Vậy sơn UV là gì? Kỹ thuật sơn có khác PU và sơn men không?

CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI GIA CÔNG SƠN ALKYD
MỘT SỐ CHẤT XÚC TIẾN KIM LOẠI LÀM KHÔ MÀNG SƠN
NHỰA EPOXY LÀ GÌ VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT NHỰA EPOXY
QUY TRÌNH SẢN XUẤT SƠN GỐC NHŨ TƯƠNG
MỘT SỐ PHỤ GIA CHỐNG LẮNG CHO SƠN

Sự khác nhau giữa sơn UV và sơn PU trong ngành gỗ

Trong ngành sản xuất và thi công nội thất gỗ thì khâu sơn hoàn thiện bề mặt là khâu quan trọng nhất, quyết định tính thẩm mỹ chung của cả 1 sản phẩm hoàn thiện. Khách hàng càng ngày càng khó tính hơn dẫn đến có rất nhiều nhà sản xuất sơn nghiên cứu ra những sản phẩm ưu việt, thích nghi với sự biến đổi cũng như nhu cầu càng cao từ phía khách hàng. Họ muốn các sản phẩm gỗ nội thất có bề mặt hoàn thiện phải mịn màng, căng và phô diễn được vân gỗ.
Nếu như chúng ta đã từng biết sơn PU 1K và PU 2K, sơn men rồi thì sơn UV là một thuật ngữ khá mới mẻ trong ngành sơn nội thất vài năm trở lại đây. Vậy sơn UV là gì? Kỹ thuật sơn có khác PU và sơn men không? Mời bạn đọc cùng với công ty TNHH hóa chất Mega Việt Nam tìm hiểu ở dưới đây.

1. Sơn UV là gì, có đặc tính nào vượt trội

Sơn UV hiểu nôm na là loại sơn sau khi sơn lên bề mặt gỗ (bằng súng phun sơn hoặc cọ quét) sẽ khô (hay còn gọi là đóng rắn) thông qua tia UV (tia cực tím). Trong khi đó các hệ sơn khác như PU, sơn men để cho lớp sơn khô cần phải pha 1 lượng nhất định chất cứng hay còn gọi là chất đóng rắn (tạo phản ứng với sơn để tạo màng sơn cững chắc) vào dung dịch sơn trước khi sơn.
Hệ sơn này có nhiều tính năng ưu việc và nổi trội hơn các loại sơn khác trong đó nổi bật nhất vẫn là sơn có độ phủ tốt và rất đều, màng sơn rất dai, độ cứng cao. Đặc biệt nhất đó là khả năng trống chầy xước. Có lẽ thế, sơn UV được ứng dụng nhiều nhất vẫn là trên sản phẩm sàn gỗ.
Sơn UV đòi hỏi phải có máy phát ra tia cực tím, là loại máy tân tiến có các ống đèn dạng tuýp. Việc đầu tư thêm 1 máy kiểu này thường làm giá thành sản phẩm sử dụng chất liệu sơn dạng này cao hơn PU hay sơn mài rất nhiều. Việc để khô bằng ánh sáng mặt trời dù có 1 phần tia cực tím thường cho chất lượng không cao.

Dễ dàng nhận ra thông qua hình (hình 1.1) là sơn chỉ dành cho các sản phẩm có kích thước vừa phải, đồng đều dạng thanh và ít góc cạnh,( áp dụng theo dạng công nghiệp, dây chuyển). Điều này giải thích rằng tại sao sơn PU vẫn được phổ biến rộng rãi ở các sản phẩm có tiết diện góc cạnh, lớn, thô ráp như cửa gỗ, tủ bếp hay bàn ghế các loại.

2. Kỹ thuật sơn UV

 Kỹ thuật sơn UV rất đơn giản, có thể nói đơn giản và thợ sơn gặp rất ít lỗi sơn khi sơn hơn PU và sơn men rất nhiều. Hệ sơn này thường được bán sẵn ngoài các tiệm chuyên bán sơn cho đồ nội thất. Khi bạn ra, chỉ cần nói họ mua hệ sơn gỗ UV là họ sẽ tự động cung cấp cho bạn. Sau khi có sơn rồi, bạn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đây là bước xử lý bề mặt gỗ, bạn dùng giấy nhám để chà nhám bề mặt gỗ thật láng. Tăng độ giấy nhám lên tầm 380 là đạt.
Bước 2: Xử lý khuyết tật gỗ, thường gặp nhiều ở gỗ tự nhiên, ta có thể dùng dung dịch lấp tim gỗ (có bán tại cửa hàng sơn) để che đi các khuyết tật này.
Bước 3: Sơn lót bề mặt, đây là bước sơn đầu nhằm mục đích tạo bề mặt láng cũng như tăng độ bám dính lớp sơn UV trên bề mặt gỗ.
Bước 4: Phủ sơn UV lên bề mặt gỗ. Tùy loại gỗ ta phủ 1 lần hay nhiều lần, nếu phủ nhiều lần ta cần xả nhám lần trước đó bằng nhám 240.
Bước 5: Làm khô sơn bằng máy sấy UV ở trên. Lưu ý rửa sạch các máy móc thiết bị sấy trước khi sấy để tránh tình trạng lớp sơn tồn lâu ngày dính trong máy tan ra thấm vào lớp sơn mới gây hỏng cả 1 quá trình sơn.
Khuyến cáo: Các thành phần  hóa học của sơn UV không thể đóng rắn được, do đó rất dễ thấm qua da trong quá trình sơn cũng như sử dụng. Vì vậy tránh tiếp xúc trực tiếp với sơn khi sơn, mang khẩu trang trong lúc làm việc. Nếu chẳng may dính sơn vào da thịt phải rửa ngay bằng xà phòng trong vòng 60 phút. Tránh để sơn tiếp xúc với mắt, miệng và các vùng da nhạy cảm.
Qua phân tích trên có thể thấy rằng, đây là hệ sơn khép kín chuyên dùng cho 1 ngành sản xuất riêng biệt, nhất là ván sàn. Vì lẽ đó, sơn UV thường ít phổ biến hơn.

>> Nhận tư vấn các giải pháp kỹ thuật trong quá triifnh thi công sản phẩm <<

son uv tren go

Hình ảnh sơn hệ thống sơn PU.

Trên đây là những điểm khác biệt giữa hệ sơn UV và sơn PU nói chung cũng như các dòng sơn khác hiện đang có mặt trên thị trường. Hiện nay công ty TNHH hóa chất Mega Việt Nam chúng tôi đang cung cấp các sản phẩm Sơn UV của Nhà Cung cấp Eternal Đài Loan cũng như các nguyên liệu cơ bản của để sản xuất các loại sơn hệ Pu, Epoxy, chống cháy… từ các nhà cung cấp hàng đầu thế giới. Quý bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về dòng sơn UV cũng như các dòng sơn khác vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được những giải đáp tốt nhất cho quý vị.

>> Xem ngay các loại hóa chất ngành sơn tốt nhất hiện nay trên thị trường <<

===> Xem thêm: Nguyên vật liệu cho sơn PU 2K trên kẽm và inox

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Ban Biên tập Mega Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng,

P.Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.

Email: contact@megavietnam.vn

Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098

Website: megavietnam.vn

Hotline: 1800.577.728; Zalo: 0971.023.523