THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA SƠN SỬA CHỮA Ô TÔ

THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA SƠN SỬA CHỮA Ô TÔ

THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA SƠN SỬA CHỮA Ô TÔ

Sơn sửa chữa ô tô được hòa trộn các thành phần với nhau bao gồm: nhựa, bột màu màu, dung môi, chất phụ gia,...

CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI GIA CÔNG SƠN ALKYD
MỘT SỐ CHẤT XÚC TIẾN KIM LOẠI LÀM KHÔ MÀNG SƠN
NHỰA EPOXY LÀ GÌ VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT NHỰA EPOXY
QUY TRÌNH SẢN XUẤT SƠN GỐC NHŨ TƯƠNG
MỘT SỐ PHỤ GIA CHỐNG LẮNG CHO SƠN

THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA SƠN SỬA CHỮA Ô TÔ

Sơn sửa chữa ô tô được hòa trộn các thành phần với nhau bao gồm: nhựa, bột màu, dung môi, chất phụ gia, theo hàm lượng nhất định để tạo thành một hỗn hợp đồng nhất. Sau đó, sơn thường được pha loãng với dung môi hay chất pha loãng để điều chỉnh độ nhớt thích hợp với điều kiện sơn. Ở trường hợp loại sơn hai thành phần thì được bổ sung thêm chất đóng rắn.

1. Nhựa (chất tạo màng) chiếm 40-60%

Nhựa là thành phần chính của sơn, ở dạng lỏng, nhớt và trong suốt, tạo ra một lớp màng trên bề mặt vật liệu sau khi sơn. Tính chất của nhựa có ảnh hưởng trực tiếp đến đặc tính (độ bám dính, độ cứng, khả năng chịu dung môi và khả năng chịu thời tiết) của sơn. Nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng sơn như: độ bóng, thời gian khô…. Nhựa được phân loại nhưa sau:

- Theo nguồn gốc có: nhựa tự nhiên, nhựa tổng hợp.

- Theo bản chất hóa học: nhựa phenolphomandehit, nhựa ankyl, nhựa amin, nhựa epoxy, nhựa polyeste, nhựa vinyl, nhựa acrylate, nhựa silicon.

- Theo trạng thái vật lý: nhựa nhiệt dẻo ( TPA), nhựa nhiệt rắn (TSA).

>> Nhận tư vấn chuyển giao công nghệ sản xuất sơn <<

2. Bột màu chiếm 7-40%

Tính chất:

- Bột màu thường ở dạng bột

- Không tan trong dung môi và nhựa

- Không có tính bám dính. Tuy nhiên, nó có thể bám dính vào bề mặt sơn cùng với nhựa và các thành phần khác trong sơn

Ứng dụng:

- Tạo màu và che giấu bề mặt bên dưới lớp sơn

- Ngăn ảnh hưởng của tia cực tím tới bề mặt bên dưới.

- Một số chất tạo màu có khả năng chống xước cao; được dùng để bảo vệ lớp nền

Bột màu có một số loại như sau: bột có màu, bột màu sáng, bột hạt độn, bột chống ô xy hóa, bột giảm bóng… Một số bột màu rất độc như loại sơn chì; ngày nay đã thay thế chì bằng các chất ít độc hơn như titan trắng (titan dioxit TiO2) có bọc silicon hoặc ôxit nhôm…

>>  Xem thêm: Video nguyên liệu sản xuất sơn gỗ PU 2K trong nhà <<

3. Dung môi và chất pha loãng

- Dung môi là chất lỏng dùng để hòa tan nhựa, chất màu, chất độn. Sau đó, hòa trộn chúng với nhau tạo thành hỗn hợp sơn.

- Chất pha loãng được dùng để pha loãng sơn cơ bản đến độ nhớt thích hợp.

- Cả dung môi và chất pha sơn đều bay hơi khi sấy khô và không nằm lại trong lớp sơn.

Trong thực tế, có nhiều loại nhựa khác nhau được sử dụng trong sơn, nên cũng có nhiều loại dung môi/ chất pha loãng để hòa tan các loại nhựa đó và được qui định cụ thể để sử dụng cùng với loại sơn tương ứng. Ngoài ra, một số chất pha loãng lại chứa tác dung khác nhau và có tỷ lệ hỗn hợp pha khác nhau; để người sử dụng có thể chọn loại chất pha loãng theo tốc độ bay hơi thích hợp nhất đối với nhiệt độ môi trường đặc biệt.

4. Phụ gia chiếm 0-5%

Các chất phụ gia là những hợp chất hoá học được cho vào nhằm mục đích:

- Xúc tác hoặc cải tiến một số tính chất của sơn.

- Sử dụng cũng như cải tiến một số khả năng chịu được môi trường của màng sơn.

- Trong một số trường hợp đặc biệt nó được sử dụng nhằm mục đích cản trở sự hư hại của màng sơn trong quá trình bảo quản

Tùy thuộc chức năng có thể phân thành các loại phụ gia như sau:

- Phụ gia căng mặt

- Phụ gia phá bọt

- Phụ gia chống tia UV

Trên đây là những thông tin cơ bản về thành phần của sơn sửa chữa ô tô, hiện nay, Hóa Chất Mega Việt Nam đã và đang triển khai rộng rãi bộ nguyên liệu với nguồn gốc xuất xứ hàng hóa rõ ràng cộng thương hiệu lâu đời và đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sơn, Mega luôn là đối tác tin cậy và đồng hành cùng bạn đến thành công.

>> Xem ngay các loại hóa chất sản xuất sơn tốt nhất hiện nay trên thị trường <<

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Ban Biên tập Mega Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng,

P. Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.

Email: contact@megavietnam.vn

Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098

Website: megavietnam.vn

Hotline: 1800.577.728; Zalo: 0971.023.523