TÌM HIỂU VỀ LỚP SƠN ÔTÔ – SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ SƠN XE

TÌM HIỂU VỀ LỚP SƠN ÔTÔ – SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ SƠN XE

TÌM HIỂU VỀ LỚP SƠN ÔTÔ – SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ SƠN XE

Lớp sơn xe ô tô có độ phủ cao, dễ lau chùi, không thấm nước và có khả năng chống rêu, mốc. Chúng có thể bị hư hại bởi ánh nắng mặt trời, các chất ô nhiễm hoặc bởi chủ phương tiện rửa xe quá nhiều. Trang bị những điều cần biết về lớp sơn ô tô trên đây phần nào giúp chủ xe tiết kiệm chi phí khi bảo dưỡng s

CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI GIA CÔNG SƠN ALKYD
MỘT SỐ CHẤT XÚC TIẾN KIM LOẠI LÀM KHÔ MÀNG SƠN
NHỰA EPOXY LÀ GÌ VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT NHỰA EPOXY
QUY TRÌNH SẢN XUẤT SƠN GỐC NHŨ TƯƠNG
MỘT SỐ PHỤ GIA CHỐNG LẮNG CHO SƠN

1. Những điều cần biết về sơn ô tô:

Sơn xe được xem là diện mạo của ô tô, được liệt vào một trong năm yếu tố hàng đầu có thể ảnh hưởng đến giá trị của một chiếc xe. Về công năng, sơn xe bảo vệ hệ thống khung xương kim loại của ô tô. Về vị trí, nó là lớp ngoài cùng phủ lên bề mặt nguyên thuỷ của xe. Do đó, bất cứ ai sở hữu xe ô tô đều nên trang bị những điều cần biết về lớp sơn ô tô dưới đây. Màu sơn xe có thể bị bạc hay xước trong quá trình sử dụng. Do đó việc hiểu biết về thành phần và cấu tạo sơn xe ô tô là điều cần thiết đối với chủ xe.

 

2. Công dụng lớp sơn xe ô tô:

Lớp sơn ô tô vốn nhạy cảm, rất dễ bị xước trong quá trình sử dụng. Việc sơn xe sẽ giúp khắc phục những vết xước, vết loang hoặc những vị trí không đều màu của ô tô. Dưới đây là một số lợi ích của việc sơn xe:

- Mang đến diện mạo mới: Việc sơn xe sẽ giúp khắc phục tình trạng sơn xe bị phai màu, bạc màu, nứt nẻ hoặc bong tróc, mang đến diện mạo mới đẹp hơn, thẩm mỹ hơn cho ô tô.

- Được chọn màu yêu thích: Các dòng sơn xe có bảng màu khá đa dạng và phong phú giúp chủ xe có thể lựa chọn màu sơn yêu thích để “tân trang” lại ô tô. Đây cũng là một cách để người dùng thể hiện cá tính, phong cách riêng cho mình.

- Dễ dàng vệ sinh: Sơn xe giúp người dùng dễ dàng lau chùi, vệ sinh nhờ khả năng chống nước, chống rêu mốc và có độ phủ cao.

Thể hiện “sức khoẻ” của xe: Ngoài việc mang đến diện mạo mới, màu sơn xe cũng thể hiện trạng thái của xe. Nếu chủ phương tiện không quan tâm bảo dưỡng xe định kỳ và toàn diện từ trong ra ngoài thì theo thời gian, ô tô trở nên cũ kỹ và các bộ phận không hoạt động trong trạng thái tốt nhất.

- Bảo vệ các bộ phận bên trong ô tô: Lớp sơn xe là lớp ngoài cùng của chiếc xe có nhiệm vụ bảo vệ hệ thống khung xương kim loại của ô tô.

- Thể hiện cá tính riêng: Chủ xe có thể tạo các họa tiết 3D, hiệu ứng độc đáo với nhiều lớp sơn để tạo chiều sâu.

3. Thành phần cấu tạo lớp sơn ô tô:

Cấu tạo lớp sơn ô tô có 4 thành phần chính như sau:

- Keo nhựa: Keo nhựa ở dạng lỏng màu trong suốt và có độ nhớt tích hợp nhiều phân tử gốc tự nhiên hoặc tổng hợp để tạo nên màng sơn. Sau khi sơn được phủ lên ô tô, màng sơn được hình thành và chuyển trạng thái từ lỏng nhớt sang rắn chắc. Keo nhựa lúc này sẽ quyết định tính chất bám dính, độ bền cơ học, chịu thời tiết, chịu hoá chất, nước, nhiệt, v.v của sơn.

- Bột màu: Là thành phần chính của sơn, bột màu có dạng những hạt rắn mịn, nhỏ phân tán đều trong môi trường sơn. Thành phần này có công dụng tạo màu sắc nhất định.

- Dung môi: Dung môi thường có dạng chất lỏng và là thành phần chủ chốt trong quá trình sản xuất và thi công sơn. Quá trình sản xuất sơn cần dung môi để hoà tan chất tạo màng sơn phủ. Dung môi chuẩn phải đáp ứng được các yêu cầu: khiến dung dịch có độ nhớt thích hợp trong việc bảo quản và sử dụng, tốc độ bay hơi hợp lý, mùi chấp nhận được, ít ảnh hưởng đến sức khoẻ được coi là một dung môi tốt.

- Chất phụ gia: Chất phụ gia là thành phần cần thiết trong cấu tạo sơn, thường được sử dụng với một lượng nhỏ dưới 1% để cải thiện chất lượng bảo vệ của sơn. Cũng chính vì thế mà nhà sản xuất khó xác định được thành phần hoá học rõ ràng. Chất phụ gia được phân loại theo chức năng như: phá bọt, phân tán van, thấm ướt bột màu, chống nhăn, chống tia UV, chống lắng, chống rêu mốc, v.v.

Các lớp sơn ô tô cơ bản như sau:

- Sơn lót (Primer): Giống như khi sơn tường nhà, sơn lót được người dùng sử dụng để tạo bề mặt lớp nền cho sơn lên màu chính xác. Nếu không sơn trước một lớp lót, lớp sơn màu sẽ không bám chắc chắn lên bề mặt kim loại của khung ô tô. Do đó lớp sơn lót cũng có thể coi là lớp liên kết tạo độ bám dính giữa sơn màu và khung xe. Thông thường sơn lót xe ô tô thường có màu xám hoặc màu đen. Người dùng có thể chà nhám bề mặt trước khi sơn để lớp sơn lót và các lớp sau bám dính được tốt hơn. Trong trường hợp chỉ bị lỗi ở một khu vực nhỏ, chủ xe có thể sử dụng sơn lót dạng xịt tiện dụng thay vì đầu tư một thùng sơn mới để tiết kiệm chi phí.

- Sơn màu (Base coat): Sau khi sơn lớp lót nền, lớp sơn màu được phủ lên và sẽ là màu sắc của xe sau này. Do đó khi sơn màu, đơn vị bảo dưỡng thường đưa xe vào khu vực phòng chuyên dụng nhằm tránh các yếu tố nhiệt độ gây nổi bọt khí hoặc lớp sơn bám bẩn khi chưa khô hoàn toàn.

- Sơn bóng (Clear coat): Thông thường sau bước sơn màu, xe sẽ được phủ một lớp sơn dầu bóng có tác dụng giúp cho bề mặt màu sơn được bảo vệ và trông sáng bóng. Sơn phủ bóng có màu trong suốt, chúng có chứa các chất hoá học giúp bám dính lên bề mặt tốt hơn. Sau khi sơn phủ bóng là người thực hiện gần như đã hoàn thành xong diện mạo mới cho ô tô.

Các lớp sơn ô tô


Hiện nay Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Mega Việt Nam đang cung cấp nhựa PU 2K sản xuất sơn ô tô. Bên cạnh đó với đội ngũ kỹ thuật nhiều kinh nghiệm – chuyên nghiệp, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng.

>> Tìm hiểu thêm về Hoá chất ngành sơn tốt nhất trên thị trường hiện nay của chúng tôi <<

Địa chỉ: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, Đ. Phạm Văn Đồng, P. Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Email: contact@megavietnam.vn; Tel: (+84) 24 375 89089;

Website: megavietnam.vn; Hotline: 1800.577.728; Zalo: 0971.023.523