TÌM HIỂU VỀ PHỤ GIA PHÁ BỌT
Defoamer và Deaerator là hai thuật ngữ khá quen thuộc trong ngành hóa chất nói chung và hóa chất sơn nước nói riêng. Defoamer và Deaerator chủ yếu được cho vào sơn trong quá trình nghiền sơn và là những thành phần không thể thiếu khi xây dựng công thức cho hầu hết các dòn
MỘT SỐ CHẤT XÚC TIẾN KIM LOẠI LÀM KHÔ MÀNG SƠN
NHỰA EPOXY LÀ GÌ VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT NHỰA EPOXY
QUY TRÌNH SẢN XUẤT SƠN GỐC NHŨ TƯƠNG
MỘT SỐ PHỤ GIA CHỐNG LẮNG CHO SƠN
1, Phụ gia phá bọt là gì ?
Defoamer và Deaerator là hai thuật ngữ khá quen thuộc trong ngành hóa chất nói chung và hóa chất sơn nước nói riêng. Vậy ý nghĩa cơ bản của loại phụ gia này là gì? Stromann sẽ nêu sơ lược những lý thuyết cơ bản về chất phá bọt trong hóa chất ngành sơn như sau:
- Defoamer: Phá bọt lớn trong sản xuất
- Deaerator: Phá bọt nhỏ trong thi công
Defoamer và Deaerator chủ yếu được cho vào sơn trong quá trình nghiền sơn và là những thành phần không thể thiếu khi xây dựng công thức cho hầu hết các dòng sản phẩm sơn…
Là một loại hóa chất hoạt động bề mặt nhằm phá vỡ cấu trúc bọt (gây nên hiện tượng các lỗ khí trong quá trình sản xuất và thi công). Làm cho bề mặt màng sơn được đồng đều và bền đẹp.
Có tác dụng làm tăng sức căng bề mặt của bọt khí nên làm cho các bọt khí dễ vỡ. Trong dung dịch nó có tác dụng tập hợp những bọt khí nhỏ thành bọt khí lớn rồi nổi lên trên bề mặt sơn rồi vỡ ra do các lực tác dụng.
2. Phân biệt Defoamer và Deaerator.
Để đơn giản hơn về bản chất, chúng ta có thể hiểu như sau: Bọt ướt (wet foam) sinh ra trong quá trình sản xuất sơn, mực công nghiệp gốc nước và loại bọt này là loại bọt lớn (macro foam).
Còn bọt khô (dry foam) sinh ra trong quá trình thi công sơn phổ biến bằng cọ quét, con lăn và loại bọt này là loại bọt rất nhỏ (microfoam).
Cả 2 loại bọt này đều gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sơn cũng như của màng sơn sau khi thi công, do bề mặt tường bị sần sùi, lồi lõm, giảm sức căng bề mặt, sơn mất độ bóng.
Vì vậy Defoamer dùng để phá bọt macro
Deaerator dùng để phá bọt micro.
Tính chất hóa học
Một số dung môi khi tiếp xúc nhau có thể gây phản ứng hóa học. Vì thế nếu sử dụng thinner có thành phần có thể gây phản ứng hóa học với thành phần có trong sơn thì khi pha trộn sẽ tạo thành một số hiện tượng không như mong muốn như sơn bị lắng, vón cục, tạo ra chất lạ,...
Độ tan
Mỗi loại dung môi đều có độ hòa tan và các chất phụ gia khác nhau. Khi pha dung môi có độ tan thấp, hỗn hợp sơn sẽ không được pha loãng mà tạo thành hệ nhũ bao gồm những vùng vật chất không hòa tan vào nhau. Khi phun sơn dễ tạo thành các bọt khí, các đốm màu khác nhau hoặc vón hạt trên bề mặt.
Độ tinh khiết
Có nhiều loại dung môi không rõ nguồn gốc chất lượng,lẫn nhiều tạp chất, có thể làm giảm chất lượng và màu sắc sơn, độ bóng. Khi phun sơn có thể không bám, tạo bọt khí, nhăn màng sơn,…
Độ phân cực
Là một tính chất quy định độ tan của các chất khác nhau. Các loại dung môi phân cực sẽ hòa tan các chất phân cực, còn dung môi không hòa tan sẽ hòa tan các chất không phân cực.
Tỷ trọng
Tỷ trọng ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của dung môi, dẫn đến thời gian khô và độ bóng không đồng đều. Sơn khô nhanh với thinner có tỷ trọng lớn thì có thể kéo dài thời gian khô hơn. Sơn khô chậm với thinner có tỷ trọng quá thấp, đặc biệt dưới môi trường nhiệt độ cao có thể tạo ra bọt khí, bong bóng,...
3. Các nguyên tắc chọn lựa chất phá bọt trong phụ gia ngành sơn.
Phụ gia phá bọt trong hóa chất ngành sơn, hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại. Tuy nhiên, được sử dụng nhiều nhất là phụ gia phá bọt defoamer. Vậy cần những nguyên tắc nào để lựa chọn phụ gia phá bọt phù hợp?
Hệ số xâm nhập bề mặt đạt yêu cầu để phá được lớp bọt tiệm cận bề mặt chất lỏng
Chất phá bọt, phụ gia phá bọt không tan trong môi trường phá bọt
Hàm lượng chất hữu cơ bay hơi hay còn gọi là VOC thấp, để đảm bảo yếu tố an toàn với môi trường.
Có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, nhãn mác đầy đủ
Có hiệu quả, có tính tương hợp và kéo dài thời gian tương hợp
Trên đây là một số các yếu tố cơ bản để lựa chọn phụ gia phá bọt phù hợp trong quá trình sản xuất sơn nước.
4.Một số phụ gia Phá Bọt Mega đang cung cấp .
4.1 PHỤ GIA AFCONA - 2720.
Ứng dụng : Sơn epoxy, hợp chất PVC, polyeste không bão hòa.
4.2 : PHỤ GIA PHÁ BỌT NEWBENE
- Phá bọt deformer 744 , 725 sử dụng cho hệ nước.
Hiện nay Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Mega Việt Nam đang cung cấp phụ gia phá bọt cho sản xuất sơn . Bên cạnh đó với đội ngũ kỹ thuật nhiều kinh nghiệm – chuyên nghiệp, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng.
>> Tìm hiểu thêm về Hoá chất ngành sơn tốt nhất trên thị trường hiện nay của chúng tôi <<
Địa chỉ: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, Đ. Phạm Văn Đồng, P. Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Email: contact@megavietnam.vn; Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Website: megavietnam.vn; Hotline: 1800.577.728; Zalo: 0971.023.523