TÌM HIỂU VỀ SƠN TĨNH ĐIỆN
Sơn tĩnh điện ngày nay được ứng dụng nhiều trong mọi lĩnh vực bởi khả năng tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm nhân công và đem lại cho sản phẩm sự thẩm mỹ cao hơn những phương pháp sơn khác.
MỘT SỐ CHẤT XÚC TIẾN KIM LOẠI LÀM KHÔ MÀNG SƠN
NHỰA EPOXY LÀ GÌ VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT NHỰA EPOXY
QUY TRÌNH SẢN XUẤT SƠN GỐC NHŨ TƯƠNG
MỘT SỐ PHỤ GIA CHỐNG LẮNG CHO SƠN
1. Sơn tĩnh điện là gì?
Sơn tĩnh điện là một loại sơn được dùng để phun lên bề mặt kim loại, có tác dụng tạo nên một lớp phủ giúp kim loại tránh được các nguy cơ bị ăn mòn do hóa chất, rỉ sét, ảnh hưởng khắc nghiệt của thời tiết.
Sơn tĩnh điện có dạng bột mang điện tích dương (+) khi đi qua súng tĩnh điện gặp kim loại mang điện tích âm (-) tạo ra một lớp sơn gắn chặt và phủ đều trên bề mặt kim loại.
2. Các loại sơn tĩnh điện
Có nhiều loại sơn tĩnh điện khác nhau được ra đời nhằm phục vụ các mục đích và yêu cầu khác nhau. Có hai loại sơn tĩnh điện chính, được phân loại theo phương pháp phun sơn:
- Sơn tĩnh điện khô (sơn bột): Loại sơn phun trực tiếp lên bề mặt mà không cần pha với dung môi, thường được dùng cho kim loại có kích thước nhỏ, yêu cầu độ chính xác cao như: sắt, thép, nhôm, inox,...
- Sơn tĩnh điện ướt (sử dụng dung môi): Loại sơn cần pha với dung môi trước khi phun, thường dùng cho kim loại có kích thước lớn, yêu cầu độ phủ cao.
Ngoài ra, sơn tĩnh điện còn được phân loại theo thành phần cấu tạo, cụ thể:
- Sơn tĩnh điện polyester: là loại sơn phổ biến nhất, có độ bền cao, đa dạng về màu sắc và giá thành hợp lý.
- Sơn tĩnh điện epoxy: loại sơn có độ bền cao nhất, có khả năng chống chịu được các tác nhân hóa học, thời tiết khắc nghiệt.
- Sơn tĩnh điện polyurethane: là loại sơn có độ bóng cao, chống bám bụi và dễ vệ sinh.
- Sơn tĩnh điện acrylic: là loại sơn có khả năng chống ăn mòn cao, phù hợp với các sản phẩm kim loại ở môi trường biển.
3. Quy trình hoạt động của hệ thống dây truyền sơn tĩnh điện
Quy trình phun sơn tĩnh điện cho sản phẩm sẽ cần trải qua những công đoạn sau: Xử lý bề mặt - Hấp - Phun sơn - Sấy -> hoàn tất sản phẩm
Bước 1 - Xử lý bề mặt: Điều này giúp sản phẩm cần sơn sạch nhẵn, bám sơn tốt hơn và không để lại vết sau khi hoàn tất. Vật sơn sẽ được xử lý bề mặt qua các bước sau: Tẩy dầu - tẩy gỉ - Định hình - Phosphat kẽm - Rửa nước.
Bước 2 - Hấp: Hấp khô vật sơn sau khi xử lý bề mặt đế sẵn sàng cho công đoạn phun sơn
Bước 3 - Phun sơn: Áp dụng hiệu ứng tĩnh trong quá trình phun sơn có bộ điều khiển trên súng, có thể điều chỉnh lượng bột phun ra hoặc điều chỉnh chế độ phun sơn theo hình dáng sản phẩm cần sơn
Bước 4 - Sấy: Vật sơn sau khi sơn được đưa vào buồng sấy. Tùy theo chủng loại thông số kỹ thuật của bột sơn mà đặt chế độ sấy tự động thích hợp (thông thường nhiệt độ và thời gian sấy tham khảo là: 150oC – 200oC trong 10 – 15 phút)
4. Ưu điểm của sơn tĩnh điện
- Quy trình sơn tĩnh điện thao tác dễ dàng tự động hoá, tiết kiệm chi phí nhân công.
- Công nghệ phun sơn tĩnh điện giúp nhà đầu tư tối ưu chi phí nguyên vật liệu với 99% lượng sơn tĩnh điện được sử dụng triệt để bằng cách thu hồi bụi sơn dư để tái sử dụng.
- Tuổi thọ thành phẩm lâu dài (> 5 năm)
- Độ bóng cao, không bị ăn mòn bởi hoá chất hoặc tác nhân hoá học hay thời tiết
- Ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau (công nghiệp hàng không, công nghiệp hàng hải, công nghiệp xây dựng…)
5. Sự khác biệt chính giữa một sơn lỏng thông thường và một lớp phủ sơn tĩnh điện
Là bột sơn không đòi hỏi một dung môi để giữ cho các chất kết dính và phụ phần trong một dạng lỏng. Các lớp phủ thường sử dụng tĩnh điện và sau đó được nung nóng qua lửa để cho phép nó chảy và tạo thành một "lớp phủ". Nó thường được sử dụng để tạo ra một vật liệu phủ khó khăn hơn so với sơn thông thường. Lớp phủ sơn tĩnh điện có khả năng chống sứt mẻ, trầy xước và ăn mòn. Sơn tĩnh điện được sử dụng chủ yếu cho lớp phủ kim loại, chẳng hạn như "đồ điện gia dụng", ô tô, xe tải và phụ tùng xe gắn máy.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về sơn bột tĩnh điện, chúng tôi hy vọng rằng bạn đọc sẽ có thêm thông tin bổ ích phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu. Chúng tôi có cung cấp nguyên liệu để sản xuất dòng sơn tĩnh điện này, nếu cần thêm thông tin về bộ nguyên liệu và đặc biệt là tư vấn kỹ thuật về dòng sơn bột tĩnh điện vui lòng liên hệ với chúng tôi!
>> Tìm hiểu thêm về Hoá chất ngành sơn tốt nhất trên thị trường hiện nay của chúng tôi <<
Địa chỉ: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, Đ. Phạm Văn Đồng, P. Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Email: contact@megavietnam.vn; Tel: (+84) 24 375 89089;
Website: megavietnam.vn; Hotline: 1800.577.728; Zalo: 0971.023.523