TÌM HIỂU VỀ SƠN UV
Sơn UV lại có công dụng đặc biệt quan trọng đối với sàn gỗ. Sơn UV là loại sơn sử dụng phương pháp đóng rắn bằng bức xạ cực tím (tia UV – UltraViolet radiation.
MỘT SỐ CHẤT XÚC TIẾN KIM LOẠI LÀM KHÔ MÀNG SƠN
NHỰA EPOXY LÀ GÌ VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT NHỰA EPOXY
QUY TRÌNH SẢN XUẤT SƠN GỐC NHŨ TƯƠNG
MỘT SỐ PHỤ GIA CHỐNG LẮNG CHO SƠN
TÌM HIỂU VỀ SƠN UV
1. Sơn UV Là Gì? Ưu nhược điểm của sơn UV và công nghệ sơn UV trên Sàn Gỗ
Nếu như trong ngành sản xuất chế tác gỗ thủ công, gỗ gia dụng – nội thất sơn PU gần như không thể thiếu, thì sơn UV lại có công dụng đặc biệt quan trọng đối với sàn gỗ.
Sơn UV là loại sơn sử dụng phương pháp đóng rắn bằng bức xạ cực tím (tia UV – UltraViolet radiation.
Loại sơn này có nhiều tính năng ưu việt so với các loại sơn như PU, NC (sơn lót – 1 thành phần), AC (sơn phủ – 2 thành phần) vậy ưu điểm nhược điểm của dòng sơn này như nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở phần sau của bài biết.
2. Ưu điểm, nhược điểm, ứng dụng và một số lưu ý của dòng sơn UV
Ưu điểm
- Có thể sử dụng cho cả 2 phương pháp phun và cán trục.
- Khả năng đóng rắn nhanh chóng, gần như ngay lập tức khi qua buồng sấy UV hoặc đèn UV.
- Độ phủ đồng đều.
- Độ rõ nét cao.
- Màng sơn dai và cứng, khả năng chống trầy xước tốt (rất cần thiết cho sàn gỗ).
- Chịu được hóa chất, không thấm nước và bền vững trong thời tiết khắc nghiệt (khô nóng hoặc quá ẩm).Ơ
- Thân thiện với môi trường vì không chứa hợp chất dễ bay hơi.
- Áp dụng được theo dây chuyền công nghiệp, giúp tăng năng suất sản xuất
Ảnh: Minh họa
Nhược điểm:
- Sơn UV về bản chất không được pha loãng bằng dung môi và có độ nhớt cao, nên đa phần được dùng với phương pháp cán trục. Tuy nhiên phương pháp cán trục chỉ thích hợp với bề mặt phẳng hoặc cong ít như sàn gỗ.
- Đối với các bề mặt đa dạng hơn phải sử dụng phương pháp phun bằng cách pha loãng với dung môi, tuy nhiên phương pháp này phức tạp, hiệu quả không cao và không được khuyến khích.
- Sơn UV đòi hỏi phải có máy phát ra tia cực tím
- Giá thành cao.
Ứng dụng:
Lớp phủ UV được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực như nội thất: cửa ra vào và cửa sổ, tủ, sàn gỗ, sàn nhựa PVC… Và trong các lĩnh vực sản xuất khác như: phim (PP / PET / PE / PVC), giấy, thùng carton, nhôm, dệt may, băng dính và các loại khác.
Ngoài ra, sơn UV còn có thể sử dụng trên các chất liệu bề mặt khác như: đá cẩm thạch, kim loại, vỏ thiện thoại, máy tính, thiết bị điện tử, thủy tinh, gạch…
Lưu ý:
- Các thành phần hóa học của sơn UV không thể đóng rắn được, do đó rất dễ thấm qua da. Vì vậy tránh tiếp xúc trực tiếp với sơn UV, mang khẩu trang khi làm việc. Nếu dính sơn phải rửa ngay bằng xà phòng trong vòng 60 phút.
- Tránh để sơn tiếp xúc với mắt, miệng và các vùng da nhạy cảm.
- Trong quá trình sản xuất tránh nhìn trực tiếp vào đèn UV, có thể gây ra tổn thương tới mắt.
3. Quy trình sơn UV trên ván sàn
Ván sàn tự nhiên sau khi qua các công đoạn xử lý bề mặt (mài phẳng và trám lỗi) sẽ được đưa đến khâu hoàn thiện bằng lớp phủ UV trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Về cơ bản, sơn phủ UV gồm các bước sau:
Bước 1: Đây là bước xử lý bề mặt gỗ, bạn dùng giấy nhám để chà nhám bề mặt gỗ thật láng. Tăng độ giấy nhám lên tầm 380 là đạt.
Bước 2: Xử lý khuyết tật gỗ, thường gặp nhiều ở gỗ tự nhiên, ta có thể dùng dung dịch lấp tim gỗ (có bán tại cửa hàng sơn) để che đi các khuyết tật này.
Bước 3: Sơn lót bề mặt, đây là bước sơn đầu nhằm mục đích tạo bề mặt láng cũng như tăng độ bám dính lớp sơn UV trên bề mặt gỗ.
Bước 4: Phủ sơn UV lên bề mặt gỗ. Tùy loại gỗ ta phủ 1 lần hay nhiều lần, nếu phủ nhiều lần ta cần xả nhám lần trước đó bằng nhám 240.
Bước 5: Làm khô sơn bằng máy sấy UV ở trên. Lưu ý rửa sạch các máy móc thiết bị sấy trước khi sấy để tránh tình trạng lớp sơn tồn lâu ngày dính trong máy tan ra thấm vào lớp sơn mới gây hỏng cả quá trình sơn.
Bước 6: Kết thúc quy trình sơn và hoàn thiện sản phẩm: Sản phẩm được bày bán trên thị trường.
Tùy vào các yêu cầu kỹ thuật của mỗi loại sản phẩm khác nhau mà các dây chuyền sơn UV sẽ sự tăng hoặc giảm ở các bước xử lý, cũng như tùy theo yêu cầu về độ cứng mà nhà sản xuất sẽ quyết định có bao nhiêu lớp phủ UV trên những sản phẩm đó.
Trên đây chúng tôi đã tổng hợp nhưng kiến thức cơ bản về dòng sơn UV, Hiện nay Mega Việt Nam chúng tôi cung cấp các loại nguyên liệu cho sản xuất sơn UV trên ván sàn gỗ như các loại Oligomer, Monomer, phụ gia… của các nhà sản xuất hàng đầu thế giới cùng với đội ngũ kỹ thuật luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của quý bạn đọc về quy trình sản xuất và các vấn đề kỹ thuật liên quan tới dòng sản phẩm này. Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới.
>> Nhận tư vấn chuyển giao công nghệ sản xuất sơn UV <<
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
Ban Biên tập Mega Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng,
P. Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.
Email: contact@megavietnam.vn
Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098
Website: megavietnam.vn
Hotline: 1800.577.728; Zalo: 0971.023.523