TỔNG QUAN VỀ SƠN CHỊU NHIỆT SILICON

TỔNG QUAN VỀ SƠN CHỊU NHIỆT SILICON

TỔNG QUAN VỀ SƠN CHỊU NHIỆT SILICON

Sơn chịu nhiệt Silicon là sơn trang trí và bảo vệ các thiết bị cho các ngành công nghiệp, tiếp xúc với nhiệt độ cao như: các ống khói lò nung quặng, các lò sấy sản phẩm, các thiết bị công nghiệp, các tháp phun sấy...

CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI GIA CÔNG SƠN ALKYD
MỘT SỐ CHẤT XÚC TIẾN KIM LOẠI LÀM KHÔ MÀNG SƠN
NHỰA EPOXY LÀ GÌ VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT NHỰA EPOXY
QUY TRÌNH SẢN XUẤT SƠN GỐC NHŨ TƯƠNG
MỘT SỐ PHỤ GIA CHỐNG LẮNG CHO SƠN

TỔNG QUAN VỀ SƠN CHỊU NHIỆT SILICON

1. Khái niệm về sơn chịu nhiệt silicon

Sơn chịu nhiệt Silicon là sơn trang trí và bảo vệ các thiết bị cho các ngành công nghiệp, tiếp xúc với nhiệt độ cao như: các ống khói lò nung quặng, các lò sấy sản phẩm, các thiết bị công nghiệp, các tháp phun sấy... Các loại sơn này vừa có tác dụng bảo vệ với tính chất chống rỉ, chống ẩm, chống ăn mòn và chịu được nhiệt độ cao. Sơn chịu nhiệt Silicon cũng như các loại sơn khác là gồm 4 thành phần chính:

- Bột màu, bột độn.

- Chất tạo màng

- Dung môi

- Phụ gia

Tuy nhiên bột màu, bột độn, chất tạo màng ngoài những tính năng như những loại sơn khác nó còn phải có tính năng chịu được nhiệt độ cao.

Một số dòng sơn chịu nhiệt phổ biến trên thị trường là: Sơn chịu nhiệt Silicon 300OC, sơn chịu nhiệt Silicon 400OC và sơn chịu nhiệt Silicon 500OC.

Hình ảnh sơn chịu nhiệt siliconHình 1. Hình ảnh sơn chịu nhiệt silicon

>> Xem ngay các loại hóa chất ngành sơn tốt nhất hiện nay trên thị trường <<

2. Nguyên liệu để sản xuất sơn chịu nhiệt Silicon

 2.1. Chất tạo màng

Cũng như các hệ sơn nói chung, chất tạo màng trong sơn mang tính chất cơ bản là bám dính tốt trên bề mặt vật liệu sơn, riêng đối với hệ sơn chịu nhiệt, chất tạo màng còn phải là các hợp chất bền nhiệt. Dưới tác dụng nhiệt độ, sau khi đã quét phủ lên bề mặt và sấy khô, màng sơn không bị tác động của nhiệt độ cao gây nên dòn, vỡ, mất khả năng bám dính. Ngoài ra, chất tạo màng cần phải bền với tác nhân như hơi nước, dung môi, dầu mỡ, muối mặn đối với các ống khói và thiết bị ngoài trời cần bền cả thời tiết và các tác động như co dãn như mưa nắng, nóng lạnh…

Trong điều chế nhựa Silicon, có chứa nhóm - C6H5 - CH3 để dễ hòa tan trong dung môi.

Nhựa Silicon có những ưu điểm sau:

- Độ nhớt thấp giúp cho quá trình sản xuất dễ dàng

- Độ dẻo dai và mài mòn cao

- Khả năng cách điện tốt

- Chịu được nhiệt độ cao tới 500OC

- Màu sắc trong sáng, không bị vàng hóa theo thời gian

- Màng sơn Silicon có ưu điểm chịu nhiệt cao nhưng giòn, độ bám dính không cao nên thường được biến tính với các loại nhựa khác để tăng cường độ bám dính và tính dẻo dai.

- Nhựa Silicon dùng làm sơn chịu nhiệt độ cao lên đến 600-650OC, khô ở chế độ sấy, thường sấy ở 200 -300OC trong khoảng 30 phút - 1giờ .

- Nhựa silicon được biến tính phối trộn với nhựa alkyd có thể khô ở nhiệt độ thường, bám dính, dẻo dai hơn nhưng cấp chịu nhiệt thấp hơn.

2.2. Bột màu, bột độn

2.2.1 Bột màu

Bột màu là các hợp chất vô cơ và hữu cơ mang màu và che phủ bề mặt vật sơn bằng các loại màu sắc mong muốn. Bột màu ngoài những tính năng cần thiết như độ phủ cao, bền với tác nhân thông thường như xăng dầu, nước, thời tiết… còn phải bền với nhiệt độ cao.

Do đó bột màu trong sơn bền nhiệt người ta sử dụng bột màu: bột nhôm, kẽm, bột đen. 

- Với nhôm thì nhiệt độ màng sơn chịu được cao hơn do tham gia phản ứng hóa học.

Khi nhiệt độ cao nhôm tham gia phản ứng hóa học với  - OH của Silicon, giải phóng H2, tạo thành… - O – Si – O – Al

- Với bột kẽm thì cần lưu ý rằng: nhiệt độ nóng chảy của kẽm 420OC.

- Với bột đen độ chịu nhiệt thấp hơn (bột đen chịu nhiệt là bột đen kết hợp  trong đó có thành phần của oxit sắt, oxit Mn).

        + Hàm lượng Fe2O3 khoảng 58 – 60%

        + Hàm lượng MnO khoảng  38 – 40%

2.2.2. Bột độn

Bộn độn trong sơn chịu nhiệt ngoài tính năng nâng cao độ bền cơ lý của màng sơn, đồng thời giảm giá thành của sản phẩm còn có đặc điểm bền ở nhiệt độ cao. Sử dụng bột độn sau: bột Talc, bột BaSO4, Bột Mica (Silica M300).

- Bột Talc có công thức 3 MgO.4SiO2.H2O

- Bột  Mica có công thức Al2O3.SiO2

>> Xem thêm nguyên liệu sản xuất sơn gỗ PU 2K trong nhà <<

2.3. Phụ gia

 Để tạo được màng sơn tốt ngoài nhựa, bột màu, bột độn và dung môi còn sử dụng một số phụ gia, tuy hàm lượng rất nhỏ nhưng đem lại hiệu quả rất lớn. Các phụ gia có tác dụng:        

- Tăng năng suất lao động như làm chất thấm ướt, phân tán đưa vào sản xuất sơn làm giảm thời gian thao tác trộn và nghiền.

- Ngăn ngừa những khuyết tật xảy ra trong quá trình bảo quản (chống lắng, chống tạo màng) thúc đẩy quá trình khô và cải thiện chất lượng bề mặt màng sơn (chất dàn trải, chống bọt, sần da cam...), tăng tính ổn định đối với tia tử ngoại ánh sáng mặt trời.

- Có rất nhiều các chất phụ gia khác nhau, mỗi loại có một tính năng và mục đích sử dụng khác nhau.

Trong sơn chịu nhiệt silicon do sử dụng một số bột màu nặng như bột nhôm, bụi kèm nên tốc độ lắng đọng bt màu rất lớn trong thời gian bảo quản lâu dài. Phân tán lại những hạt bột màu đã lắng đọng này rất tốn thời gian và màng sơn sẽ có những "hạt sạn" nếu khuấy không tốt trước khi sơn. Một phương pháp giảm lắng đọng là làm cho sơn không gel hoá trong quá trình bảo quản, khi sử dụng khuấy trộn sơn chúng lại có độ nhớt như ban đầu. Vì vậy Trong sơn chịu nhiệt Silicon sử dụng chất chống lắng Tixogel.

2.4. Dung môi

Dung môi là chất lỏng dễ bay hơi dùng để hoà tan chất tạo màng và thay đổi độ nhớt của sơn. Một dung môi tốt phải đáp ứng được các yêu cầu sau: tạo được dung dịch có độ nhớt thích hợp cho việc bảo quản và sử dụng, có tốc độ bay hơi theo yêu cầu và tạo nên màng sơn có tính chất tối ưu, có mùi chấp nhận được, có mức độ độc thấp và giá phải chăng.

Với các loại sơn khô bằng phương pháp hoá học, dung môi có vai trò chính là tạo nên một dung dịch sơn để có thể sơn theo phương pháp thích hợp nhất. Đối với loại chất tạo màng khô vật lý, dung môi đóng vai trò phức tạp hơn vì không những nó ảnh hưởng đến cách lựa chọn phương pháp sơn mà có vai trò quyết định đối với màng sơn khô và tính chất màng sơn. Trong các trường hợp này thường dùng hỗn hợp hai hay nhiều dung môi để màng sơn có được chất lượng cao. Thông thường ngoài dung môi thực còn dùng thêm chất pha loãng, đây là một chất lỏng bản thân nó không có khả năng hoà tan chất tạo màng, nhưng nó có thể giúp cho quá trình hoà tan với dung môi thực.

Dung môi có hai đặc tính quan trọng là khả năng hoà tan, thể hiện sức hoà tan của dung môi với một loại nhựa nào đó và tốc độ bay hơi là tốc độ tương đối mà nó thoát khỏi màng sau khi sơn.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về sơn chịu nhiệt silicon, chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về sơn chịu nhiệt silicon. Hiện tại công ty TNHH Hóa Chất Mega Việt Nam chúng tôi đang cung cấp tất cả các nguyên vật liệu cho sản xuất sơn, bên cạnh đó chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật có nhiều năm kinh nghiệm có thể tư vấn và hỗ trợ quý khách trong quá trình sản xuất.

>> Nhận tư vấn chuyển giao công nghệ sản xuất sơn chịu nhiệt Silicon <<

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Ban Biên tập Mega Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 2-A2-IA20, KĐT Nam Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng,

P. Đông Ngạc, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam.

Email: contact@megavietnam.vn

Tel: (+84) 24 375 89089; Fax: (+84) 24 375 89098

Website: megavietnam.vn

Hotline: 1800.577.728; Zalo: 0971.023.523